• Giới thiệu
Tin nhiều người đọc
Giải thưởng quốc tế
gt 2
gt 3
gt 5
Hình ảnh hoạt động
  • Luật Trí Tâm
  • Ảnh thông tin
  • Ảnh hoạt động
Dịch vụ chính
Dịch vụDịch vụ cấp sổ đỏ

Chia tài sản chung, nợ chung của vợ chồng khi ly hôn và tính án phí chia tài sản trong vụ án hôn nhân gia đình

 A khởi kiện B để yêu cầu Toà án giải quyết “ly hôn, tranh chấp chia tài sản chung, nợ chung của vợ chồng khi ly hôn”. Về tài sản chung: A và B đều thừa nhận đã cùng nhau tạo lập được nhiều tài sản gồm nhà, đất…có tổng trị giá 1 tỷ đồng. Về nợ chung: cả A và B cũng đều thừa nhận có nợ C, D, E mỗi người 200 triệu đồng. Tuy nhiên, các chủ nợ đều từ chối tham gia tố tụng, chỉ yêu cầu Toà án giao trách nhiệm trả nợ cho A hoặc B hoặc cả A và B để họ có căn cứ đòi nợ khi các khoản nợ này đến hạn trả nợ.

Thực tiễn, khi giải quyết tranh chấp tài sản chung, nợ chung của vợ chồng khi ly hôn , Hiện tại tòa án từng địa phương có hai cách hiểu và áp dụng pháp luật như sau:

Cách thứ nhất:

Việc xác định tư cách tham gia tố tụng của chủ nợ: Vì các chủ nợ từ chối tham gia tố tụng, họ cũng chưa yêu cầu A và B trả nợ nên việc giải quyết vụ án không liên quan và không ảnh hưởng gì đến quyền và lợi ích của họ. Do đó, Toà án không đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án.

Việc giải quyết tranh chấp chia tài sảnchung, nợ chung:  A và B đã thống nhất tổng giá trị tài sản chung và cùng có công sức đóng góp như nhau nên xác định tổng giá trị tài sản chung của vợ chồng có giá trị 1 tỷ đồng, mỗi người được chia các tài sản có trị giá 500 triệu. Về nợ chung: Giao trách nhiệm cho A trả nợ cho C, D mỗi người 200 triệu đồng khi các khoản nợ này đến hạn và B có trách nhiệm trả nợ cho E số tiền 200 triệu đồng khi khoản nợ này đến hạn. B thanh toán chênh lệch về số tiền trả nợ chung cho A 100 triệu đồng. Vì A và B có tổng nợ chung là 600 triệu đồng nên sau khi trừ đi nợ chung này, tổng giá trị tài sản của vợ chồng còn 400 triệu, tương ứng mỗi người thực hưởng 200 triệu. Do đó, án phí chia tài sản mỗi người phải chịu 200 triệu x 5% = 10 triệu đồng.

Về quyền kháng cáo phúc thẩm: Toà án chỉ tuyên quyền kháng cáo cho A và B.

Cách thứ hai:

Về việc xác định tư cách tham gia tố tụng: Mặc dù các khoản nợ đều chưa đến hạn trả nợ và chủ nợ từ chối tham gia tố tụng nhưng họ đều có yêu cầu khi giải quyết ly hôn cho A và B, Toà án phải giao trách nhiệm trả nợ cụ thể cho A hoặc B hoặc cả A và B, để họ có căn cứ đòi nợ khi đến hạn. Bên cạnh đó, A và B có tranh chấp với nhau và yêu cầu Toà án phân chia nợ chung; việc giải quyết phân  chia nợ chung giữa A và B, xác định trách nhiệm trả nợ có liên quan trực tiếp tới quyền lợi của các chủ nợ là C, D, E. Do vậy, Toà án phải đưa C, D, E vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi nghĩa vụ, liên quan trong vụ án.

Việc giải quyết tranh chấp chia tài sản chung, nợ chung:  Xác định A và B có khối tài sản chung có tổng trị giá 1 tỷ đồng. Do không có chủ nợ nào có yêu cầu độc lập trong vụ án nên khối tài sản chung của vợ chồng mà Toà án phải phân chia có tổng trị giá 1 tỷ, mỗi người được chia các tài sản có tổng trị giá 500 triệu. Về nợ chung: giao trách nhiệm cho A trả nợ cho C, D mỗi người 200 triệu đồng khi các khoản nợ này đến hạn và B có trách nhiệm trả nợ cho E số tiền 200 triệu đồng khi khoản nợ này đến hạn. B thanh toán chênh lệch về số tiền trả nợ chung cho A 100 triệu đồng. Vì các chủ nợ không có yêu cầu độc lập và Toà án không giải quyết buộc A và B phải trả nợ chung trong vụ án này nên trị giá tài sản chung mỗi người được chia là 500 triệu đồng. Do đó, án phí chia tài sản mỗi bên phải chịu là 20 triệu + 4% x 100 triệu = 24 triệu.

Về quyền kháng cáo phúc thẩm: Toà án tuyên quyền kháng cáo cho các đương sự gồm: A, B, C, D, E.

Thực tiễn đang có hai cách hiểu, áp dụng pháp luật và giải quyết vụ án như nêu trên và tại khoản 3 Điều 13 Nghị quyết số 01/2012/NQ-HĐTP ngày 13/6/2012 của Hội đồng thẩm phán TANDTC chỉ hướng dẫn “vợ chồng phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với phần tài sản họ được chia sau khi trừ đi giá trị phần tài sản mà họ có nghĩa vụ đối với người có yêu cầu độc lập” mà không hướng dẫn trường hợp nếu người này (chủ nợ) không có yêu cầu độc lập thì có được trừ đi các khoản nợ chưa đến hạn hay không. So sánh hai cách giải quyết nêu trên thì số tiền án phí chia tài sản mỗi người phải chịu có sự chênh lệch 14 triệu đồng và nếu theo cách giải quyết thứ nhất thì ngân sách Nhà nước sẽ thiệt hại số tiền 28 triệu đồng. Trường hợp vợ chồng có càng nhiều khoản nợ chưa đến hạn và chủ nợ chưa có yêu cầu giải quyết ngay thì so với cách giải quyết thứ hai, cách thứ nhất sẽ gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước một khoản tiền án phí không hề nhỏ. Bên cạnh đó, với cách giải quyết thứ nhất, sẽ không bảo đảm quyền lợi cho các chủ nợ khi Toà án không xác định họ là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án.


Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN ĐẦU TƯ TRÍ TÂM

Địa chỉ: Số 65/54 Lê Quang Đạo, Phường Phú Đô, Quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội
Hotline: 0963 116 488 
Email: luattritam1@gmail.com

      

Gửi liên hệ cho chúng tôi