• dichvuluat

Điều khoản phạt vi phạm trong hợp đồng

Phạt vi phạm là một trong loại chế tài do các bên tự lựa chọn, nó có  ý nghĩa như một biện pháp trừng phạt, răn đe, phòng ngừa vi phạm hợp đồng, nhằm  nâng cao ý thức tôn trọng hợp đồng của các bên. Khi soạn điều khoản này, cần phải xem xét đến mối quan hệ, độ tin tưởng lẫn nhau của các bên mà quy định hoặc không quy định về vấn đề vi phạm. Thông thường, với những đối tác có mối quan hệ thân thiết, tin cẫy lẫn nhau, uy tín của các bên đã được khẳng định trong thời gian dài thì thường  các chủ thể không thỏa thuận điều khoản này. Tuy nhiên theo khuyến cáo của chúng tôi, khách hàng cần đưa điều khoản này trong hợp đồng để ràng buộc trách nhiệm giữa các bên tránh các điều đáng tiếc không hay xảy ra trong hợp đồng.
Cũng cần phải lưu ý rằng , theo quy định của pháp luật hiện hành, nếu trong hợp đồng các bên có thỏa thuận phạt thì khi có vi phạm xảy ra, bên bị vi phạm sẽ không thể áp dụng chế tài phạt hợp đồng để buộc bên vi phạm phạm phải gánh trách nhiệm vật chất do hành vi vi phạm hợp đồng được. Vì thế, để nâng cao trách nhiệm thực hiện hợp đồng, khi soạn thảo, cũng cần thiết phải đưa điều khoản này vào hợp đồng.
Soạn thảo các điều khoản vi phạm hợp đồng
Trong thực tiễn có rất nhiều cách thức khác nhau khi soạn thảo điều khoản phạt vi phạm hợp đồng.
Có thể xây dựng điều khoản phạt được quy định chung cho mọi hành vị vi phạm trong hợp đồng. Đây là cách thức mà phần lớn các hợp đồng trên thực tế thường soạn thảo. Ví dụ, nhiều hợp đồng thường quy định “trường hợp bên nào vi phạm thì sẽ phải chịu mức phạt 8% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm” hoặc là “trong trường hợp vi phạm hợp đồng thì bên vi phạm sẽ phải chịu mức phạt 8% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm”.
Có thể quy định mức phạt cụ thể tương ứng với từng hành vi vi phạm. Ví dụ “Nếu bên bán vi phạm về chất lượng hàng hóa thì sẽ bị phạt 6% giá trị hàng hóa không đúng chất lượng. Nếu hết thanh toán mà bên mua vẫn không trả  tiền thì sẽ bị phạt 5% của số tiền chậm trả”.
Pháp luật Việt Nam chưa có quy định cụ thể và chi tiết về việc phạt vi phạm ngoại trừ quy định về mức phạt. Và tùy vào từng loại hợp đồng khác nhau, pháp luật  cũng có quy định về mức phạt khác nhau. Cụ thể là theo quy định tại Điều 422 Bộ luât dân sự thì “Phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm có nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm; mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận”. Theo quy định tại Điều 301 Luật thương mại “Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với điều vi phạm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng nhưng không quá 8% giá trị nghĩa vụ hợp đồng  bị vi phạm”. Theo quy định tại Điều 41 Nghị định số 48/2010/NĐ-CP ngày 7 tháng 5 năm 2010 về hợp đồng trong hoạt động xây dựng thì mức phạt vi phạm tối đa là 12% giá trị hợp đồng bị vi phạm. Với các quy định này, khi soạn thảo luật sư cần phải chú ý để xác định mức phạt cho phù hợp với từng loại hợp đồng thuộc vi phạm điều chỉnh của từng luật.
Bên cạnh đó, chủ thể cũng cần phải lưu ý khi pháp luật không có quy đinh cụ thể về loại hình thức phạt . Vì thế, nhiều hợp đồng đã ấn định một số tiền phạt cụ thể hoặc đưa ra cách thức tính tiền phạt linh động theo % giá trị phần hợp đồng vi phạm . Vì thế, trên cơ sở yêu cầu của khách hàng và bản chất của từng loai hợp đồng, giá trị của từng hợp đồng, tương ứng với từng hành vi vi phạm mà chủ thể soạn thảo điều khoản phạt vi phạm cho phù hợp, đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật.
Trong số các hành vi vi phạm từ hợp đồng, có trường hợp ngoại lệ liên quan đến nghĩa vụ chậm thanh toán. Ngoài việc pháp luật cho phép các bên áp dụng các chế tài phạt hợp đồng thì còn cho phép các bên áp dụng  việc phạt khi chậm thanh toán. Theo quy định của Bộ luật Dân sự thì nếu chậm thanh toán các bên có thể thỏa thuận mức phạt nhưng không được vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản. Đối với những hợp đồng do Luật thương mại điều chỉnh thì mức phạt không được vượt quá 150% mức lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường.
Trên thực tế, nhiều hợp đồng có các quy định mức phạt không đúng với quy định nêu trên hoặc quy định chưa rõ để xác định. Chẳng hạn, có hợp đồng quy định “quá thời hạn thanh toán của các đợt 2, 3 mà bên B chưa thanh toán hết thì phải chịu lãi suất quá hạn 0,5% /ngày/số tiền chậm trả”; hoặc là “phải chịu khoản phạt bằng 0,03% mỗi ngày chậm thanh toán”; hoặc là “quá các thời hạn thanh toán bên B phải chịu phạt với lãi suất chậm trả bằng 150% của lãi vay VNĐ cho số tiền và số ngày trả chậm cùng mọi chi phí phát sinh do chậm thanh toán gây ra. Thời gian kéo dài tối đa không quá 15 ngày tiếp theo, quá thời hạn này mà bên B chưa thanh toán đủ tiền hàng cho bên A thì bên A có quyền giữ lại  10% tiền đặt cọc để bù đắp các chi phí phát sinh và có quyền đơn phương bán lỗ hàng để thu hồi vốn:…
Do đó để đảm bảo hiệu lực pháp lý của điều khoản này, chủ thể cần phải phân tích, đối chiếu yêu cầu, mong muốn của khách hàng với quy định của pháp luật để soạn thảo cho phù hợp.
 


Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN ĐẦU TƯ TRÍ TÂM

Địa chỉ: Số 65/54 Lê Quang Đạo, Phường Phú Đô, Quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội
Hotline: 0963 116 488 
Email: luattritam1@gmail.com

      

Gửi liên hệ cho chúng tôi