• dvnnn

Một số quy định mới của nghị định số 102/2013/NĐ-CP liên quan đến Cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài

 Ngày 05 tháng 9 năm 2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số  102/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam (viết tắt Nghị định 102). Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 1-11-2013. Các Nghị định số 34/2008/NĐ-CP quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam; Nghị định số 46/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP hết hiệu lực thi hành từ ngày Nghị định này có hiệu lực.

Những điểm mới cần lưu ý trong Nghị định 102/2013/NĐ-CP:

 1/ Xác định nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài và báo cáo Chủ tịch UBND Thành phố:


Hằng năm, người sử dụng lao động (trừ nhà thầu) có trách nhiệm xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài đối với từng vị trí công việc mà người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được và báo cáo giải trình với Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở chính. Trong quá trình thực hiện nếu thay đổi nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài thì người sử dụng lao động phải báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản chấp thuận cho từng người sử dụng lao động về việc sử dụng người lao động nước ngoài đối với từng vị trí công việc.

2/ Người nước ngoài không thuộc đối tượng cấp giấy phép lao động (GPLĐ) và việc xác nhận người nước ngoài không thuộc diện GPLĐ:

Trường hợp người nước ngoài vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để xử lý những sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý được thì không thuộc đối tượng cấp giấy phép lao động. Nếu người nước ngoài vào Việt Nam làm việc dưới 3 tháng không phải để xử l‎ý những sự cố nêu trên thì vẫn phải làm GPLĐ.

 Người sử dụng lao động phải đề nghị cơ quan quản lý nhà nước về lao động nơi người nước ngoài thường xuyên làm việc xác nhận không thuộc diện cấp GPLĐ trước ít nhất 07 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động nước ngoài bắt đầu làm việc.

 3/ Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động:

Ngoài những thành phần hồ sơ theo quy định trước đây, Nghị định 102 bổ sung một số hồ sơ phải có như sau:

- Văn bản của Chủ tịch UBND Thành phố về việc chấp thuận sử dụng người lao động nước ngoài.

- 02 ảnh màu (kích thước 4x6, trước đây là ảnh 3x4).

- Bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu.

Trước ít nhất 15 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động nước ngoài bắt đầu làm việc thì người sử dụng lao động phải nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động.

 Sau khi được cấp GPLĐ, người sử dụng lao động và người lao động nước ngoài tiến hành giao kết hợp đồng lao động. Nội dung hợp đồng lao động không được trái với nội dung ghi trong GPLĐ (công việc phải làm, chức danh, thời hạn làm việc…), bản sao hợp đồng lao động sẽ được gửi cho Cơ quan cấp GPLĐ sau 05 ngày kể từ ngày 02 bên ký kết hợp đồng lao động.

 4/ Cấp lại giấy phép lao động:

GPLĐ được cấp lại trong những trường hợp sau:

- Bị mất, hỏng, thay đổi nội dung ghi trên GPLĐ (họ, tên, ngày tháng năm sinh, quốc tịch, số hộ chiếu, địa điểm làm việc.

- Giấy phép lao động hết hạn.

Trường hợp cấp lại đối với GPLĐ hết hạn, yêu cầu giấy phép phải còn thời hạn ít nhất 05 ngày, nhưng không quá 15 ngày trước ngày GPLĐ đã được cấp hết hạn;

I. Hồ sơ đề nghị cấp lại gồm:

- Giấy chứng nhận sức khỏe

- Văn bản của Chủ tịch UBND Thành phố về việc chấp thuận sử dụng người lao động nước ngoài.

- Văn bản của phía nước ngoài cử người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam (hoặc hợp đồng thỏa thuận ký‎ kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài trong đó phải có thỏa thuận về việc cử lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam).

5/. Thu hồi giấy phép lao động:

Nghị định này quy định các trường hợp GPLĐ bị thu hồi, cần lưu ý các trường hợp sau:

- Nội dung trong hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại GPLĐ là giả mạo.

- GPLĐ hết thời hạn.

- Không thực hiện đúng theo nội dung GPLĐ đã được cấp.

- Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đề nghị bằng văn bản về việc thu hồi GPLĐ do người lao động nước ngoài vi phạm các quy định của pháp luật Việt Nam.

Đối với GPLĐ đang còn hiệu lực tính đến ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì không phải đổi GPLĐ mới.

 Nghị định cũng quy định rõ  Trường hợp người sử dụng lao động sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam mà không có GPLĐ hoặc sử dụng GPLĐ đã hết hạn sẽ bị xử phạt từ 30.000.000 – 75.000.000 đồng. Đồng thời có thể bị đình chỉ hoạt động của doanh nghiệp từ 01 – 03 tháng (Khoản 2, 3 Điều 22 Nghị định 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013 xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, BHXH)


Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN ĐẦU TƯ TRÍ TÂM

Địa chỉ: Số 65/54 Lê Quang Đạo, Phường Phú Đô, Quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội
Hotline: 0963 116 488 
Email: luattritam1@gmail.com

      

Gửi liên hệ cho chúng tôi