• tin
Tin nhiều người đọc
Giải thưởng quốc tế
gt 2
gt 3
gt 5
Hình ảnh hoạt động
  • Luật Trí Tâm
  • Ảnh thông tin
  • Ảnh hoạt động
Dịch vụ chính
Dịch vụDịch vụ cấp sổ đỏ

Chấm dứt Hợp đồng lao động đối với lao động nữ có con dưới 12 tháng

 Câu hỏi:

 Năm 2013, tôi được tuyển vào làm việc cho một công ty sản xuất về đồ gia dụng với  hợp đồng lao động có thời hạn là ba năm. Hiện tôi đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi. Vừa qua, công ty nói khó khăn cần tiết giảm nhân sự và muốn đề nghị chấm dứt hợp đồng lao động với tôi và không bồi thường gì. Đề nghị Luật sư cho biết, hợp đồng lao động của tôi có thể bị chấm dứt không và trong trường hợp hợp đồng lao động chấm dứt thì tôi sẽ được hưởng những chế độ gì?.           

Nguyễn Thị Bích, Hải Dương

 

Trả lời:

 Khoản 3 Điều 39 và khoản 3 Điều 155 Bộ luật lao động 2012 (BLLĐ) quy định: Người sử dụng lao động không được sa thải hay đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động (HĐLĐ) đối với lao động nữ khi đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.

Khoản 3 Điều 36 BLLĐ quy định: HĐLĐ chấm dứt trong trường hợp hai bên thỏa thuận chấm dứt Hợp đồng.

Căn cứ các quy định nói trên, theo các thông tin mà bà cung cấp, bà là lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, do đó, Công ty  sẽ không được sa thải hay đơn phương chấm HĐLĐ đối với bà. Tuy nhiên, trong trường hợp hai bên đạt được thỏa thuận về việc chấm dứt Hợp đồng thì pháp luật công nhận sự thỏa thuận đó và HĐLĐ sẽ chấm dứt.
Căn cứ Điều 42 Luật lao động 2012 quy định về nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

1. Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

2. Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này.

3. Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.

4. Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này, hai bên thương lượng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.

5. Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.

Căn cứ vào các điều luật chúng tôi nêu trên Chị có thể xem xét để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cuả mình được pháp luật  bảo vệ.

Xin liên hệ với Trí Tâm để được giải thích chi tiết!


Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN ĐẦU TƯ TRÍ TÂM

Địa chỉ: Số 65/54 Lê Quang Đạo, Phường Phú Đô, Quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội
Hotline: 0963 116 488 
Email: luattritam1@gmail.com

      

Gửi liên hệ cho chúng tôi