• dichvuluat

Doanh nghiệp mới thành lập cần lưu ý các vấn đề gì

1. Nghĩa vụ nộp thuế
Để thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế với Nhà nước, doanh nghiệp cần biết các loại thuế, thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, nộp thuế như sau:
a) Thuế môn bài
Doanh nghiệp nộp thuế môn bài trong tháng 1 của năm dương lịch, trừ trường hợp năm đầu tiên được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Các đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp nộp 1.000.000 đồng/năm/đơn vị.
b) Thuế giá trị gia tăng
Thuế giá trị gia tăng khai theo tháng áp dụng với doanh nghiệp mới thành lập. Sau khi hoạt động đủ 12 tháng thì từ năm dương lịch tiếp theo sẽ căn cứ theo mức doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ của năm dương lịch trước liền kề (đủ 12 tháng) để thực hiện khai thuế giá trị gia tăng, nếu dưới 20 tỷ đồng thì kê khai theo quý.
 Doanh nghiệp mới thành lập cần lưu ý các vấn đề gì
c) Thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế thu nhập doanh nghiệp khai tạm tính theo quý, khai quyết toán năm và khai quyết toán đến thời điểm có quyết định về việc doanh nghiệp thực hiện chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động.
d) Thuế thu nhập cá nhân
Thuế thu nhập cá nhân khai theo tháng hoặc quý. Trường hợp trong tháng hoặc quý, tổ chức, cá nhân trả thu nhập không phát sinh khấu trừ thuế thu nhập cá nhân thì không phải khai thuế.
đ) Các loại thuế khác nếu có
Ngoài các loại thuế cố định nêu trên, doanh nghiệp có thể phải kê khai và nộp các loại thuế sau hoặc các loại thuế khác nữa tùy theo hoạt động sản xuất, kinh doanh:
− Thuế tiêu thụ đặc biệt khai theo tháng.
 − Thuế tài nguyên (trừ dầu thô) khai theo tháng và khai quyết toán năm hoặc khai quyết toán đến thời điểm có quyết định về việc doanh nghiệp thực hiện chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động.
− Thuế bảo vệ môi trường đối với hàng hóa sản xuất khai thuế, tính thuế và nộp thuế theo tháng, đối với hàng hóa nhập khẩu thì khai thuế, tính thuế và nộp thuế theo từng lần phát sinh.
e) Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế và nộp thuế
Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế tháng chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế quý, tạm tính theo quý chậm nhất là ngày thứ 30 của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế năm chậm nhất là ngày thứ 30 của tháng đầu tiên của năm dương lịch. Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm chậm nhất là ngày thứ 90, kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.
Thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế.
2. Rủi ro về pháp lý liên quan đến hợp ký kết với khách hàng
Để tránh xảy ra trường hợp hợp đồng kinh tế vô hiệu hoặc gặp bất lợi khi thực hiện hợp đồng, doanh nghiệp trước khi ký kết hợp đồng cần lưu ý những vấn đề sau
a) Căn cứ ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế: Hiện nay có 2 văn bản luật cơ sở làm căn cứ ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế là Bộ luật Dân sự năm 2005 và Luật Thương mại năm 2005.
b) Đại diện ký hợp đồng kinh tế: Người có thẩm quyền ký hợp đồng của doanh nghiệp là người đại diện theo pháp luật (có thông tin trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp). Ngoài ra, người được người đại diện theo pháp luật ủy quyền bằng văn bản cũng có thẩm quyền ký hợp đồng. Hợp đồng được ký kết không phải do những người này sẽ không có giá trị.
c) Đồng tiền thanh toán: Thông thường, đồng tiền thanh toán phải là đồng Việt Nam. Hợp đồng có thể căn cứ trên ngoại tệ tự do chuyển đổi (như USD, EUR…) nhưng vẫn phải quy đổi ra đồng Việt Nam. Việc vi phạm quy định này cũng sẽ dẫn đến hợp đồng vô hiệu.
d) Phạt vi phạm hợp đồng: Mức phạt tối đa trong hợp đồng kinh tế là 8% phần giá trị hợp đồng bị vi phạm. Nếu doanh nghiệp ràng buộc một mức phạt cao hơn là không hợp pháp, do đó, phải xây dựng dựng chế tài khác.
đ) Kỹ năng soạn thảo hợp đồng: Soạn thảo hợp đồng càng nên chi tiết và lường trước mọi vấn đề có khả năng phát sinh càng tốt. Nếu hợp đồng quá chung chung, sơ sài sẽ tạo điều kiện cho bên thiếu thiện chí thực hiện hợp đồng vi phạm hợp đồng. Việc xử lý hợp đồng bị vi phạm trong những trường hợp này rất khó khăn.
3. Chấp hành đúng quy định liên quan đến sử dụng lao động
Quan hệ lao động là một trong những quan hệ quan trọng nhất trong doanh nghiệp. Doanh nghiệp muốn phát triển thì phải có chính sách tốt về nhân sự, cũng như không được trái quy định pháp luật về lao động như sau:
a) Tuổi lao động: Pháp luật không quy định tuổi tối đa nhưng có quy định tuổi tối thiểu tham gia lao động là từ đủ 15 tuổi trở lên.
b) Doanh nghiệp không được giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động hoặc thu tiền, tài sản của người lao động để ràng buộc.
c) Thử việc: Thời gian thử việc lâu nhất không quá 60 ngày và doanh nghiệp phải trả thấp nhất là 85% mức lương so với làm việc chính thức.
d) Nghĩa vụ của doanh nghiệp nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật:Phải trả tiền lương, tiền bảo hiểm trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 2 tháng tiền lương theo hợp đồng và nhận người lao động trở lại làm việc, nếu không nhận lại thì phải trả trợ cấp thôi việc (mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương) và khoản tiền ít nhất bằng 2 tháng tiền lương theo hợp đồng.
4. Các vấn đề doanh nghiệp cần biết
a). Thành lập chi nhánh, Văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh
Doanh nghiệp có quyền kinh doanh tại địa điểm ngoài trụ sở chính, trong trường hợp đó doanh nghiệp phải đăng ký thành lập đơn vị trực thuộc. Nếu doanh nghiệp kinh doanh tại địa điểm khác ngoài trụ sở chính trong địa bàn tỉnh đặt trụ sở chính thì nên thành lập địa điểm kinh doanh. Nếu địa điểm kinh doanh này lại nằm ngoài địa bàn tỉnh đặt trụ sở chính thì doanh nghiệp bắt buộc phải thành lập chi nhánh hoặc văn phòng đại diện.
Thủ tục thành lập và mô hình quản trị của chi nhánh, văn phòng đại diện phức tạp hơn địa điểm kinh doanh nhiều. Chi nhánh, văn phòng đại diện có giấy phép, con dấu, chế độ kế toán riêng.
b). Thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh
Khi có sự thay đổi một trong các thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp có nghĩa vụ phải đăng ký thay đổi đó trong thời hạn 10 ngày để được cập nhật thông tin và cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
c). Giấy phép con đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện
Doanh nghiệp có quyền hoạt động đa lĩnh vực, ngành nghề. Trước khi hoạt động một ngành, nghề nào, doanh nghiệp có nghĩa vụ tìm hiểu các quy định pháp luật về điều kiện, thủ tục pháp lý và đáp ứng các điều kiện này mới có thể hoạt động.
d). Đăng ký nhãn hiệu
 Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, việc đăng ký bảo hộ thương hiệu ngay từ khi bắt đầu xây dựng là điều rất cần thiết, để bảo vệ chính lợi ích của doanh nghiệp phòng ngừa các đối thủ làm hàng nhái, hàng giả. Thậm trí bị mất trắng thương hiệu nếu bị cá nhân, tổ chức khắc đăng ký trước.
g) Dịch vụ tư vấn pháp luật thường xuyên
Mỗi năm Quốc hội thông qua hàng chục luật mới với hàng trăm văn bản hướng dẫn của cấp Trung ương, ngoài ra các văn bản do HĐND, UBND của 63 tỉnh, thành ban hành lên đến hàng nghìn văn bản một năm. Có thể nói mỗi lĩnh vực trong đời sống xã hội có cả “rừng luật” điều chỉnh.
Lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp cũng không ngoại lệ, từ vấn đề quản trị công ty, hợp đồng kinh tế, lao động đến các nghĩa vụ với Nhà nước như thuế, giấy phép v.v… cũng đều được pháp luật điều chỉnh rất triệt để. Do đó, để hạn chế thấp nhất những rủi ro pháp lý như bị cơ quan chức năng thanh, kiểm tra và xử phạt, nợ xấu quá hạn… doanh nghiệp cần có luật sư cố vấn thường xuyên. Chúng tôi trân trọng giới thiệu gói dịch vụ tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ như sau:
Phạm vi tư vấn: Tất cả các vấn đề pháp luật điều chỉnh, từ thương mại, doanh nghiệp, hợp đồng, lao động đến dân sự, hình sự, hành chính, quản trị công ty, lĩnh vực hoạt động của công ty…


Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN ĐẦU TƯ TRÍ TÂM

Địa chỉ: Số 65/54 Lê Quang Đạo, Phường Phú Đô, Quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội
Hotline: 0963 116 488 
Email: luattritam1@gmail.com

      

Gửi liên hệ cho chúng tôi