• dichvuluat

Tư vấn thành lập công ty TNHH một thành viên

Khách hàng muốn tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty TNHH một thành viên có nguyện vọng thành lập doanh nghiệp do mình tự bỏ vốn và làm chủ thì mô hình Công ty TNHH một thành viên là một lựa chọn hợp lý để thành lập doanh Nghiệp. Luật Trí Tâm xin giới thiệu những thông tin tổng quan về công ty và thành lập công ty TNHH một thành viên  để Quý khách hàng nắm bắt và xem xét lựa chọn:


Thông tin về thành lập công ty TNHH một thành viên


1. Công ty TNHH Một thành viên là gì?


Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.


Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
.


Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền phát hành cổ phần.
 

thanh lap cong ty tnhh mot thanh vien


2. Đặc điểm Công ty TNHH Một thành viên ?


Ở loại hình công ty này, chủ sở hữu – thành viên duy nhất của công ty có thể là một cá nhân hoặc là một tổ chức, chứ không bắt buộc phải là một pháp nhân thành lập công ty như trước đây. Vốn điều lệ của Công ty TNHH Một thành viên cũng hoàn toàn do một cá nhân hoặc tổ chức góp vào, không hề có sự liên kết góp vốn với nhà đầu tư khác như các loại hình công ty khác.


3. Ưu, nhược điểm khi lựa chọn mô hình thành lập công ty TNHH một thành viên


a) Ưu điểm:


- Do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu, chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.


- Có tư cách pháp nhân.


- Chịu trách nhiệm hữu hạn về tài sản (chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đưa vào kinh doanh).


- Trong suốt thời gian hoạt động không được giảm vốn điều lệ.


b) Nhược điểm:


- Khó khăn trong việc huy động vốn. Công ty TNHH một thành viên khi muốn tăng hoặc giảm vốn điều lệ bằng cách chuyển nhượng vốn góp cho người khác hoặc tiếp nhận phần vốn của thành viên mới thì phải chuyển đổi sang công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên.


- Công ty TNHH nói chung không được phát hành cổ phiếu.


4. Hồ sơ đăng ký thành lập Công ty TNHH một thành viên


- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp


- Dự thảo Điều lệ Công ty.


- Bản sao hợp lệ (bản sao có công chứng, chứng thực của cơ quan có thẩm quyền) của một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp còn hiệu lực của chủ sở hữu và người đại diện theo pháp luật: Giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đối với công dân Việt Nam ở trong nước.


- Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền (đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định). 


- Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề quy định tại Khoản 13 Điều 4 Luật Doanh nghiệp và các văn bản pháp luật chuyên ngành (đối với Công ty đăng ký kinh doanh ngành nghề mà theo quy định của pháp luật yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề).



- Văn bản uỷ quyền của người đi nộp hồ sơ trong trường hợp người nộp hồ sơ không phải là người đại diện theo pháp luật của doanh  nghiệp.

Mong rằng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp ở trên có thể giúp các bạn có thêm những hiểu biết và kiến thức trong quá trình
thành lập công ty TNHH một thành viên. Nếu bạn nào còn vướng mắc hay có những thắc mắc liên quan đến vấn đề trên có thể liên hệ ngay để được giải đáp.


Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN ĐẦU TƯ TRÍ TÂM

Địa chỉ: Số 65/54 Lê Quang Đạo, Phường Phú Đô, Quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội
Hotline: 0963 116 488 
Email: luattritam1@gmail.com

      

Gửi liên hệ cho chúng tôi