• dichvuluat

Đăng ký nhãn hiệu có bắt buộc không?

Thương hiệu, nhãn hiệu là tài sản vô giá, một nhân tố sống còn đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy, việc bảo vệ nhãn hiệu đồng nghĩa với việc bảo vệ uy tín, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ của Việt Nam thì việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu không phải là nghĩa vụ bắt buộc đối với các tổ chức, cá nhân sử dụng nhãn hiệu. Đăng ký nhãn hiệu là quyền của tổ chức, cá nhân sử dụng nhãn hiệu. Mặc dù đăng ký nhãn hiệu không phải là thủ tục bắt buộc nhưng việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu lại là rất cần thiết và là cơ sở để xác lập quyền sở hữu đối với nhãn hiệu. 

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu của doanh nghiệp

Doanh nghiệp không làm thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu; nhãn hiệu .. sẽ dẫn đến  các đối thủ cạnh tranh lợi dụng làm giả, nhái hoặc hoặc đăng ký trước những nhãn hiệu sản phẩm hoặc dịch vụ mà quý vị đang mất nhiều công sức, chi  phí xây dựng dẫn đến rủi ro cao cho doanh nghiệp. 

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ, quyền đối với nhãn hiệu (trừ nhãn hiệu nổi tiếng) được xác lập trên cơ sở nhãn hiệu đã được đăng ký tại Việt Nam theo quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu của Cục Sở hữu trí tuệ (hoặc quyết định chấp nhận bảo hộ hoặc giấy chứng nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam do Cục Sở hữu trí tuệ cấp). 

Nhãn hiệu được bảo hộ là cơ sở để các doanh nghiệp chống lại các hành vi xâm phạm, (làm giả, làm nhái sản phẩm) có quyền ngăn cấm người khác không được sử dụng nhãn hiệu khi không được sự đồng ý của mình. Nếu người khác vi phạm quyền sở hữu nhãn hiệu, doanh nghiệp có quyền yêu cầu các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền buộc bên vi phạm phải chấm dứt các hành vi xâm phạm và bồi thường thiệt hại. Chủ sở hữu nhãn hiệu có thể khởi kiện ra toà án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Người được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là chủ sở hữu của nhãn hiệu đã đăng ký và được hưởng quyền đối với nhãn hiệu trong phạm vi bảo hộ ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và trong thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Khi xảy ra tranh chấp, chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu làm căn cứ chứng minh quyền của mình mà không cần chứng cứ nào khác.

Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu được độc quyền sử dụng nhãn hiệu đã được đăng ký đó cho các hàng hoá và dịch vụ đã đăng ký kèm theo nhãn hiệu. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là cơ sở pháp lý để chủ sở hữu nhãn hiệu khai thác lợi ích thương mại đói với nhãn hiệu, là cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ nhãn hiệu chống lại các hành vi xâm phạm nhãn hiệu.

Nếu nhãn hiệu không đăng ký thì người sử dụng nhãn hiệu (trừ nhãn hiệu nổi tiếng) sẽ không được công nhận là chủ sở hữu nhãn hiệu và không có độc quyền sử dụng nhãn hiệu đó, bất kể người này là người đầu tiên sử dụng nhãn hiệu. Người đang sử dụng nhãn hiệu nhưng chưa đăng ký tức là chưa xác lập quyền sở hữu đối với nhãn hiệu. Việc sử dụng nhãn hiệu mà không đăng ký sẽ dẫn đến khả năng bị mất quyền sử dụng nhãn hiệu đó khi có người khác đăng ký nhãn hiệu đó cho các sản phẩm, dịch vụ cùng loại.


Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN ĐẦU TƯ TRÍ TÂM

Địa chỉ: Số 65/54 Lê Quang Đạo, Phường Phú Đô, Quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội
Hotline: 0963 116 488 
Email: luattritam1@gmail.com

      

Gửi liên hệ cho chúng tôi