• Giới thiệu
Tin nhiều người đọc
Giải thưởng quốc tế
gt 2
gt 3
gt 5
Hình ảnh hoạt động
  • Luật Trí Tâm
  • Ảnh thông tin
  • Ảnh hoạt động
Dịch vụ chính
Dịch vụDịch vụ cấp sổ đỏ

Những điểm mới của Luật đầu tư năm 2015

Ngày 26/11/2014 tại kỳ họp thứ 7 vừa qua, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Đầu tư sửa đổi với 7 chương, 76 điều, quy định về hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam và đầu tư kinh doanh từ Việt Nam ra nước ngoài; luật có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2015 thay thế cho Luật đầu tư 2005. Nhiều điểm mới của Luật đầu tư 2014 ra đời đã góp phần quan trọng tạo ra hành  lang pháp lý thông thoáng thu hút đầu tư, xây dựng môi trường đầu tư minh bạch, đảm bảo quyền lợi của các chủ thể trong hoạt động đầu tư và đem lại lợi ích cao nhất cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Luật Trí Tâm xin giới thiệu một số điểm mới của luật đầu tư năm 2014


Những điểm mới của luật đầu tư 2015

1.  Làm rõ phạm vi điều chỉnh của Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư

Một trong những vướng mắc lớn nhất của LĐT 2005 là tình trạng chồng lấn, giẫm chân lên Luật Doanh nghiệp. Theo quy định luật này, trong trường hợp thực hiện dự án đầu tư gắn với việc thành lập doanh nghiệp, giấy chứng nhận đầu tư bao gồm cả nội dung đăng ký kinh doanh và đăng ký doanh nghiệp. Khi đó, giấy chứng nhận đầu tư cũng đồng thời là giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Doanh nghiệp rơi vào tình trạng một cổ hai tròng, vừa phải tuân thủ LĐT vừa phải tuân thủ Luật Doanh nghiệp.

LĐT 2014 đã tách nội dung đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp ra khỏi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (hiện nay là giấy chứng nhận đầu tư), chỉ điều chỉnh các dự án đầu tư, còn việc thành lập doanh nghiệp sẽ do Luật Doanh nghiệp điều chỉnh. Do vậy, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư giờ đây chỉ ghi nhận thông tin về dự án đầu tư.

Giờ đây, theo LĐT 2014, dự án của nhà đầu tư trong nước sẽ không phải thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và doanh nghiệp chỉ cần hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là đủ.

 2. Quy định về ngành nghề kinh doanh có điều kiện và ngành nghề cấm đầu tư

 

 Một trong những điểm mới quan trọng được quy định trong Luật đầu tư năm 2014 liên quan đến quy định về ngành, nghề cấm đầu tư; ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện đó là:

- Quy định thống nhất ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh và ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện tại Điều 6 và Điều 7 của Luật đầu tư bao gồm 6 ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh; 267 ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thay cho 51 ngành, nghề, hàng hoá cấm đầu tư kinh doanh, 386 ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác nhau.

- Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh; đầu tư kinh doanh có điều kiện tại Luật đầu tư 2014 được áp dụng chung cho tất cả các nhà đầu tư và thay thế cho quy định về ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, đầu tư kinh doanh có điều kiện quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.

Điều 6, LĐT 2014 đã vạch rõ giới hạn của các ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh, thay vì cấm mông lung theo... lĩnh vực như điều 30, LĐT 2005. Theo đó, các ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh gồm: kinh doanh ma túy; kinh doanh hóa chất, khoáng vật cấm; kinh doanh động, thực vật hoang dã, nguy cấp, quý hiếm có nguồn gốc từ tự nhiên; kinh doanh mại dâm; mua, bán người, mô, bộ phận cơ thể người và các hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người.

Quy định này có thể coi là một bước tiến quan trọng trong tư duy để thể chế hóa điều 33 Hiến pháp: “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm”. Tinh thần này còn được tái khẳng định trong điều 5 của luật với quy định nhà đầu tư được quyền thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong các ngành nghề mà luật không cấm.

LĐT 2014 dành riêng một phụ lục (phụ lục 4) liệt kê 267 ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

Nếu căn theo con số, số lượng 267 ngành nghề kinh doanh có điều kiện có thể khiến nhiều người cho rằng LĐT 2014 mở rộng phạm vi ngành nghề kinh doanh có điều kiện, so với chín lĩnh vực đầu tư có điều kiện hiện nay. Tuy nhiên, thật ra LĐT 2005 chỉ liệt kê chung chung các ngành nghề có điều kiện. Đồng thời, LĐT 2014 chỉ tổng hợp và làm rõ hơn danh mục những ngành nghề kinh doanh có điều kiện vốn đã được liệt kê trong vô số các văn bản chuyên ngành khác.

Theo cách tiếp cận này, từ nay các cơ quan nhà nước không còn quyền tự đặt ra các nghề kinh doanh có điều kiện, trừ khi được Quốc hội chấp thuận bằng việc sửa đổi Luật Đầu tư(2). Chắc chắn việc sửa luật sẽ không dễ dàng như sửa một nghị định cấp Chính phủ hoặc một thông tư cấp bộ. Do vậy, nhà đầu tư có thể yên tâm rằng danh sách này sẽ không dài ra một cách nhanh chóng.

- Điều kiện đối với các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện trong danh mục được quy định chi tiết tại Luật, pháp lệnh, nghị định và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Các ngành, nghề đầu tư có điều kiện gồm: 267 ngành, nghề quy định chi tiết tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Luật.

 3. Quy định đối với các dự án đầu tư nước ngoài

Bên cạnh đó, Luật đầu tư 2014 cũng quy định về áp dụng pháp luật đối với tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài nhằm làm rõ việc áp dụng pháp luật đối với Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (bao gồm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) theo hướng áp dụng điều kiện và thủ tục như nhà đầu tư nước ngoài trong trường hợp thành lập mới doanh nghiệp, góp vốn, mua cổ phần, thực hiện dự án đầu tư đối với các tổ chức kinh tế nếu tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thuộc một trong các trường hợp sau:

- Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 51% vốn điều lệ hoặc công ty hợp danh có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài.

- Có nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài nêu trên nắm giữ trên 51% vốn điều lệ.

Các trường hợp còn lại áp dụng như nhà đầu tư trong nước khi thành lập mới doanh nghiệp, góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp thực hiện dự án đầu tư.

- Hiện nay, tất cả các dự án đầu tư có vốn nước ngoài (dù chỉ là 1% vốn điều lệ) cũng cần phải xin giấy chứng nhận đầu tư. Trong nỗ lực khuyến khích đầu tư nước ngoài, LĐT 2014 chỉ còn yêu cầu nhà đầu tư xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án của nhà đầu tư nước ngoài (tức là người nước ngoài đầu tư vào Việt Nam) và dự án của doanh nghiệp FDI mà trong đó nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% hoặc có nhà đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp FDI nắm giữ từ 51% vốn điều lệ.

Các dự án có vốn FDI còn lại (có nhà đầu tư nước ngoài hoặc doanh nghiệp FDI nắm giữ dưới 51% vốn điều lệ) thì sẽ được đối xử như dự án đầu tư trong nước và không cần phải xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Rút ngắn thời gian cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Theo điều 37 của LĐT 2014, thời hạn cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho các dự án đầu tư thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư là năm ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản quyết định chủ trương đầu tư; còn đối với các dự án khác là 15 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan cấp phép nhận đủ hồ sơ. Điều 40, thời hạn cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh là 10 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan cấp phép nhận đủ hồ sơ.

 4. Một số nội dung thay đổi khác

 Ngoài ra, Luật đầu tư 2014 cũng quy định một số nội dung thay đổi khác như: Quy định về  thủ tục thực hiện dự án đầu tư; thành lập tổ chức kinh tế của nhà đầu tư nước ngoài; thủ tục góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài; ưu đãi đầu tư; quy định những trường hợp tạm ngừng, giãn tiến độ đầu tư, chấm dứt hoạt động đầu tư, thu hồi, thanh lý hoạt động đầu tư; bổ sung quy định về ký quỹ bảo đảm thực hiện dự án đầu tư và hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước về đầu tư.

Song song với việc bổ sung các nội dung về đầu tư trong nước, liên quan đến đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài, Luật đã hoàn thiện các quy định về đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài trên cơ sở sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Luật hiện hành, đồng thời luật hoá và hoàn thiện một số quy định tại Nghị định 78/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ về đầu tư ra nước ngoài. Theo đó những nội dung sửa đổi, bổ sung chủ yếu gồm:

- Bổ sung quy định về hình thức đầu tư ra nước ngoài trên cơ sở quy định tương ứng của Nghị định 78/2006/NĐ-CP, trong đó Chính phủ quy định chi tiết về hoạt động đầu tư ra nước ngoài theo hình thức mua, bán chứng khoán, các giấy tờ có giá khác và đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài mà không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư.

- Bổ sung quy định nhằm xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của nhà đầu tư cũng như cơ quan quản lý trong việcd quyết định đầu tư và quản lý hoạt động đầu tư ở nước ngoài.

- Bổ sung một số quy định về thủ tục triển khai hoạt động đầu tư ra nước ngoài nhằm tạo cơ chế giám sát và quản lý nguồn vốn chuyển ra nước ngoài để thực hiện hoạt động đầu tư.


Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN ĐẦU TƯ TRÍ TÂM

Địa chỉ: Số 65/54 Lê Quang Đạo, Phường Phú Đô, Quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội
Hotline: 0963 116 488 
Email: luattritam1@gmail.com

      

Gửi liên hệ cho chúng tôi