Hàn Quốc là một trong những đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Tính đến năm 2014 , Hàn Quốc là nhà đầu tư lớn thứ 4 (sau Nhật Bản, Đài Loan và Xing-ga-po) trong tổng số 96 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt nam, với 3.287 dự án có hiệu lực đạt 25.05 tỷ USD tổng vốn đăng ký. Các Tập đoàn, công ty lớn của Hàn Quốc như Samsung, LG, Hyundai, Kumho Asiana...đều đang đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam. Hiện nay người lao động Hàn Quốc sang Việt Nam rất nhiều. Để hỗ trợ Thủ tục pháp lý xin cấp phép lao động cho người nước ngoài là Người hàn Quốc Luật Trí Tâm hướng dẫn quy trình cấp giấy phép lao động cho người mang quốc tịch hàn quốc như sau:
Bộ luật lao động số 10/2012/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 18 tháng 6 năm 2012 và có hiệu lực kể từ ngày 1/5/2013
Nghị định 102/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam có hiệu lực từ ngày 01/11/2013
Thông tư số 03/2014/TT-BLĐTBXH qui định chi tiết thi hành Nghị định 102/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
1. Đơn đề nghị cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
2. Giấy chứng nhận sức khỏe được cấp ở nước ngoài hoặc ở Việt Nam theo quy định của Bộ Y tế.
3. Lý lịch tư pháp cấp tại Hàn Quốc (Yêu cầu hợp pháp hóa lãnh sự) hoặc tại Việt Nam tùy vào từng trường hợp.
4. Văn bản xác nhận là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật (Yêu cầu hợp pháp hóa lãnh sự)
5. Văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc chấp thuận sử dụng người lao động nước ngoài.
6. 02 ảnh mầu (kích thước 4cm x 6cm, đầu để trần, chụp chính diện, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính, phông ảnh màu trắng), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ.
7. Bản sao hộ chiếu của người Hàn Quốc
8. Các giấy tờ liên quan đến người lao động nước ngoài:
a) Đối với người lao động Hàn Quốc di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp phải có văn bản của doanh nghiệp nước ngoài cử sang làm việc tại hiện diện thương mại của doanh nghiệp nước ngoài đó trên lãnh thổ Việt Nam và văn bản chứng minh người lao động nước ngoài đã được doanh nghiệp nước ngoài đó tuyển dụng trước khi làm việc tại Việt Nam ít nhất 12 tháng;
b) Đối với người lao động Hàn Quốc Thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, dạy nghề và y tế phải có hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài, trong đó phải có thỏa thuận về việc người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
c) Đối với người lao động Hàn Quốc là Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng này phải có hợp đồng cung cấp dịch vụ ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài và văn bản chứng minh người lao động nước ngoài đã làm việc cho doanh nghiệp nước ngoài không có hiện diện thương mại tại Việt Nam được ít nhất 02 năm;
d) Đối với người lao động Hàn Quốc chào bán dịch vụ phải có văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để đàm phán cung cấp dịch vụ;
đ) Đối với người lao động Hàn Quốc Làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam phải có giấy chứng nhận tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam;
e) Đối với người lao động Hàn Quốc Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại; phải có văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để thành lập hiện diện thương mại của nhà cung cấp dịch vụ đó;
g) Đối với người lao động Hàn Quốc Nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật mà tham gia vào hoạt động của doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam thì phải có văn bản chứng minh người lao động nước ngoài được tham gia vào hoạt động của doanh nghiệp nước ngoài đó.
Các giấy tờ theo quy định này là 01 bản chính hoặc 01 bản sao, nếu bằng tiếng nước ngoài thì miễn hợp pháp hóa lãnh sự, nhưng phải dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.
1).Người sử dụng lao động nộp 01 hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép lao động cho Sở Lao động thương binh xã hội nơi đóng trụ sở ít nhất 20 ngày làm việc kể từ ngày người Hàn Quốc dự kiến làm việc.
2).Sở Lao động thương binh xã hội có trách nhiệm cấp giấy phép lao động cho người Hàn Quốc trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Nếu không cấp giấy phép lao động phải trả lời bằng văn bản có nêu rõ lý do.
3).Người sử dụng lao động có trách nhiệm nhận giấy phép lao động do Sở Lao động thương binh xã hội cấp và trao cho người Hàn Quốc.
4). Sau khi người Hàn quốc được cấp giấy phép lao động, người sử dụng lao động và người Hàn Quốc phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản theo qui định của pháp luật lao động Việt Nam, gửi bản sao tới Cơ quan đã cấp giấy phép lao động cho người Hàn Quốc trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày ký hợp đồng lao động;
1). Phiếu đăng ký dự tuyển lao động (Mẫu 1);
2).Lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người Hàn Quốc cư trú trước khi đến Việt Nam cấp.
3). Bản lý lịch tự thuật của người Hàn Quốc có dán ảnh (Mẫu số 2).
4). Giấy chứng nhận sức khỏe được cấp tại Hàn Quốc hoặc được cấp ở Việt Nam theo qui định của Bộ Y tế VN.
5).Bản sao chứng nhận về trình độ chuyên môn, kỹ thuật phù hợp với chuyên môn, công việc và yêu cầu của người sử dụng lao động.
6). 03 ảnh màu (3cmx4cm) chụp không quá 6 tháng tính từ thời điểm nộp hồ sơ.
7). Văn bản đề nghị cấp GPLĐ của người sử dụng lao động (Mẫu 4).
8).3 số báo trung ương hoặc địa phương về việc đăng tuyển dụng lao động là người Việt Nam.
9).Các văn bản tiếng nước ngoài được dịch ra tiếng Việt Nam và công chứng.
Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN ĐẦU TƯ TRÍ TÂM
Địa chỉ: Số 65/54 Lê Quang Đạo, Phường Phú Đô, Quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội
Hotline: 0963 116 488
Email: luattritam1@gmail.com