Để tạo thuận lợi cho Việt Kiều về Việt Nam sinh sống và làm việc, nhiều Việt Kiều mang quốc tịch nước ngoài mong muốn nhập lại quốc tịch Việt Nam . Luật Trí Tâm xin giới thiệu thủ tục nhập lại quốc tịch Việt Nam của Việt Kiều, cụ thể:
- Cơ quan bảo lãnh: Cơ quan cấp Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bảo lãnh đối với các trường hợp xin hồi hương để tham gia xây dựng đất nước. Cơ quan bảo lãnh cần có vǎn bản khẳng định rõ người xin hồi hương có vốn đầu tư, có dự án khả thi hoặc tay nghề cao được cơ quan tiếp nhận làm việc và sẽ bố trí làm việc tương xứng với học vấn, tay nghề của người đó.
- Thân nhân ở Việt Nam bảo lãnh cần đáp ứng những điều kiện sau:
- Là người đủ 18 tuổi trở lên, có hộ khẩu thường trú ở Việt Nam, không bị mất hoặc bị hạn chế quyền công dân.
- Có quan hệ cùng dòng tộc với người được bảo lãnh, gồm quan hệ vợ chồng, cha, mẹ, con, ông bà nội ngoại, anh chị em ruột, cô, bác, chú, dì nội ngoại.
- Bảo lãnh đối với các trường hợp xin hồi hương vì mục đích đoàn tụ gia đình và nhân đạo như: bảo đảm về nơi ǎn ở, việc làm (nếu còn sức lao động), nơi nương tựa (nếu tuổi già sức yếu)...
- Đơn xin hồi hương (theo mẫu, do cơ quan đại diện ngoại giao cấp).
- Bản chụp hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu. Trường hợp có quốc tịch Việt Nam, đồng thời mang hộ chiếu nước ngoài cần có giấy chứng nhận đǎng ký công dân do cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cấp.
- Ba ảnh cỡ 4cm x 6cm mới chụp: hai ảnh dán vào đơn xin hồi hương, một ảnh ghi rõ họ tên ở mặt sau để phục vụ việc cấp giấy thông hành.
- Người xin hồi hương do thân nhân bảo lãnh cần có: đơn bảo lãnh của thân nhân (theo mẫu); giấy tờ chứng minh có khả nǎng bảo đảm cuộc sống sau khi hồi hương (của người xin hồi hương hoặc của thân nhân bảo lãnh); giấy tờ chứng minh hoặc giải trình về mối quan hệ cùng dòng tộc với người bảo lãnh.
- Người xin hồi hương do cơ quan Việt Nam bảo lãnh cần có vǎn bản bảo lãnh của cơ quan bảo lãnh với nội dung đáp ứng các yêu cầu nêu tại điểm 1.d).
- Ở nước ngoài: Cơ quan đại diện ngoại giao hoặc cơ quanlãnh sự của Việt Nam.
- Ở trong nước: Cục quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an hoặc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Thời gian: 90 ngày làm việc.
Đối với những người Việt Nam định cư ở nước ngoài còn giữ quốc tịch Việt Nam khi làm thủ tục để trở về Việt Nam sinh sống lâu dài, Nhà nước Việt Nam hiện không có quy định buộc người đó phải từ bỏ quốc tịch nước ngoài. Tuy nhiên, Quý vị nên tham khảo các quy định pháp luật nước sở tại xem việc Quý vị về thường trú tại Việt Nam có ảnh hưởng gì đến quyền lợi của Quý vị (gồm quốc tịch và những vấn đề khác như nhà ở, hưu bổng…) ở nước ngoài không.
Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN ĐẦU TƯ TRÍ TÂM
Địa chỉ: Số 65/54 Lê Quang Đạo, Phường Phú Đô, Quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội
Hotline: 0963 116 488
Email: luattritam1@gmail.com