• dichvuluat

Tư vấn Thủ tục cấp Giấy phép đầu tư

Để dự án đầu tư chính thức đi vào hoạt động thì thủ tục cấp giấy chứng nhận đăg ký đầu tư luôn là nội dung quan trọng hàng đầu đối với doanh nghiệp.

1.Thủ tục đăng ký cấp giấy phép đầu tư

a). Hồ sơ bao gồm:


1. Bản đăng kí đầu tư.
2. Dự án đầu tư gồm: Mục tiêu, quy mô và địa điểm thực hiện dự án đầu tư; Vốn đầu tư, tiến độ thực hiện dự án; Nhu cầu sử dụng đất và cam kết về bảo vệ môi trường; Kiến nghị ưu đãi đầu tư (nếu có).
3. Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của nhà đầu tư: bản sao Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc các tài liệu tương đương khác đối với nhà đầu tư là tổ chức; bản sao Hộ chiếu hoặc Chứng minh nhân dân đối với nhà đầu tư là cá nhân.
4. Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư (do nhà đầu tư lập và chịu trách nhiệm).
5. Hợp đồng liên doanh hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh.
6. Đối với trường hợp dự án đầu tư gắn với việc thành lập tổ chức kinh tế, ngoài hồ sơ quy định như trên, nhà đầu tư phải nộp kèm theo:
- Hồ sơ đăng ký kinh doanh tương ứng với mỗi loại hình doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật có liên quan;
- Hợp đồng liên doanh đối với hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.


Tư vấn Thủ tục cấp Giấy phép đầu tư - Ảnh minh họa


2. Đối với dự án đầu tư có quy mô trên 300 tỷ đồng Việt Nam và không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện:


- Văn bản đề nghị cấp giấy chứng nhận đầu tư;
- Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của nhà đầu tư (đối với nhà đầu tư là tổ chức thì nộp bản sao quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc các tài liệu tương đương khác; đối với nhà đầu tư là cá nhân thì nộp bản sao hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân);
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh;
- Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư (Do nhà đầu tư tự lập và chịu trách nhiệm);
- Giải trình kinh tế - kỹ thuật bao gồm các nội dung chủ yếu: mục tiêu, quy mô, địa điểm đầu tư; vốn đầu tư, tiến độ thực hiện dự án; nhu cầu sử dụng đất, giải pháp về công nghệ và giải pháp về môi trường.
- Đối với trường hợp dự án đầu tư gắn với việc thành lập tổ chức kinh tế, ngoài hồ sơ quy định như trên, nhà đầu tư phải nộp kèm theo:
+ Hồ sơ đăng ký kinh doanh tương ứng với mỗi loại hình doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật có liên quan;
+ Hợp đồng liên doanh đối với hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.

3. Đối với dự án có quy mô dưới 300 tỷ đồng Việt Nam và thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện:


- Bản đề nghị cấp giấy chứng nhận đầu tư;
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh;
- Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư (Do nhà đầu tư tự lập và chịu trách nhiệm);
- Đối với trường hợp dự án đầu tư gắn với việc thành lập tổ chức kinh tế, ngoài hồ sơ quy định như trên, nhà đầu tư phải nộp kèm theo:
+ Hồ sơ đăng ký kinh doanh tương ứng với mỗi loại hình doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật có liên quan;
+ Hợp đồng liên doanh đối với hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.
- Giải trình khả năng đáp ứng điều kiện mà dự án đầu tư phải đáp ứng theo quy định của pháp luật.

4. Đối với dự án có quy mô trên 300 tỷ đồng Việt Nam và thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện:

- Văn bản đề nghị cấp giấy chứng nhận đầu tư;
- Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của nhà đầu tư (đối với nhà đầu tư là tổ chức thì nộp bản sao quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc các tài liệu tương đương khác; đối với nhà đầu tư là cá nhân thì nộp bản sao hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân);
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh;
- Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư (Do nhà đầu tư tự lập và chịu trách nhiệm);
- Giải trình kinh tế - kỹ thuật bao gồm các nội dung chủ yếu: mục tiêu, quy mô, địa điểm đầu tư; vốn đầu tư, tiến độ thực hiện dự án; nhu cầu sử dụng đất, giải pháp về công nghệ và giải pháp về môi trường;
- Giải trình khả năng đáp ứng điều kiện mà dự án đầu tư phải đáp ứng theo quy định của pháp luật.


4. Dự án đầu tư gắn với việc thành lập tổ chức kinh tế mới Đối với trường hợp dự án đầu tư gắn với việc thành lập tổ chức kinh tế, ngoài hồ sơ quy định như trên, nhà đầu tư phải nộp kèm theo:

- Hồ sơ đăng ký kinh doanh tương ứng với mỗi loại hình tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;
- Hợp đồng liên doanh đối với hình thức thành lập doanh nghiệp liên doanh. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài lần đầu có dự án đầu tư trực tiếp tại Việt Nam thì phải có dự án đầu tư.

Trí Tâm đảm bảo cung cấp dịch vụ cho Quý khách hàng một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả. Nội dung tư vấn của Trí Tâm bao gồm:

1. Tư vấn pháp luật đối với từng loại hình doanh nghiệp, cụ thể:

- Lựa chọn loại hình doanh nghiệp;
- Mô hình và cơ cấu tổ chức doanh nghiệp;
- Phương thức hoạt động và điều hành;
- Tư vấn pháp lý về Mối quan hệ giữa các chức danh quản lý;
- Quyền và nghĩa vụ của các thành viên/cổ đông;
- Tư vấn tỷ lệ và phương thức góp vốn;
- Tư vấn phương án chia lợi nhuận và xử lý nghĩa vụ phát sinh;
- Tư vấn các nội dung khác có liên quan.

2. Nghiên cứu hồ sơ pháp lý, Hướng dẫn - giải thích Luật Đầu tư, Doanh nghiệp và các văn bản khác liên quan, hỗ trợ khách hàng.

- Trên cơ sở các yêu cầu và tài liệu khách hàng cung cấp chúng tôi sẽ phân tích, đánh giá tính hợp pháp, sự phù hợp với yêu cầu thực hiện công việc;
- Trong trường hợp khách hàng cần luật sư tham gia đàm phán, gặp mặt trao đổi với đối tác của khách hàng trong việc thành lập công ty, chúng tôi sẽ sắp xếp, đảm bảo sự tham gia theo đúng yêu cầu;
- Chúng tôi đại diện cho khách hàng dịch thuật, công chứng các giấy tờ có liên quan.

3. Hoàn thiện hồ sơ thành lập doanh nghiệp và xin cấp giấy CNĐT:

- Tư vấn và hoàn thiện Biên bản về việc họp các sáng lập viên trước thành lập;
- Tư vấn và hoàn thiện Hợp đồng hợp tác kinh doanh/hợp đồng liên doanh;
- Văn bản đăng ký/đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư:
- Lập dự án đầu tư;
- Tư vấn và Soạn thảo Điều lệ công ty;
- Soạn thảo danh sách thành viên/danh sách cổ đông;
- Văn bản uỷ quyền;
- Công chứng các giấy tờ có liên quan;
- Các giấy tờ khác có liên quan.

4. Đại diện thực hiện các thủ tục:

- Tiến hành nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư;
- Theo dõi tiến trình xử lý và thông báo kết qủa hồ sơ đã nộp;
- Nhận giấy chứng nhận đầu tư tại Sở Kế hoạch và Đầu tư;
- Tiến hành nộp hồ sơ đăng ký khắc dấu và liên hệ khắc dấu cho doanh nghiệp;
- Nhận giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu và Dấu công ty (Nhân viên của Trí Tâm sẽ cùng chủ doanh nghiệp có mặt tại Bộ phận 1 cửa – Sở KH & ĐT để thực hiện công việc trên);
- Tiến hành thủ tục đăng ký mã số thuế cho doanh nghiệp.


Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN ĐẦU TƯ TRÍ TÂM

Địa chỉ: Số 65/54 Lê Quang Đạo, Phường Phú Đô, Quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội
Hotline: 0963 116 488 
Email: luattritam1@gmail.com

      

Gửi liên hệ cho chúng tôi