Trong quá trình làm thủ tục kê khai hồ sơ đăng ký mã số mã vạch, Quý khách còn băn khoăn không biết viết như nào. Luật Trí Tâm xin giới thiệu cách viết bản đăng ký mã số mã vạch.
- Mục Tên tổ chức/doanh nghiệp: Ghi đúng theo Giấy phép kinh doanh (GPKD). Đối với các cơ sở, nếu trên Giấy phép kinh doanh không ghi tên biển hiệu thì ghi trong hồ sơ là “Hộ kinh doanh cá thể”.
- Địa chỉ: doanh nghiệp kê khai theo đúng trên giấy phép đăng ký kinh doanh.
- Mục Phân ngành: ghi theo mã phân ngành của GS1 theo bảng dưới đây:
Ngành | Phân loại theo GS1 | Ngành | Phân loại theo GS1 | Ngành | Phân loại theo GS1 |
Săn bắn, nông nghiệp, lâm nghiệp | A | Bán buôn và bán lẻ | G | Vận chuyển và hậu cần | M |
Đánh bắt cá, nuôi trồng thủy sản | B | Nhà hàng, khách sạn | H | Quốc phòng | N |
Hầm mỏ và khai thác đá | C | Môi giới tài chính | I | Thực phẩm và đồ uống | O |
Sản xuất | D | Các hoạt động kinh doanh BĐS | J | Bao gói | P |
Điện, ga, cung ứng hơi nước và nước nóng | E | Giáo dục, đào tạo | K | Ô tô | Q |
- Mục Tổng chủng loại sản phẩm, dịch vụ đăng ký sử dụng MSMV:
Các Doanh nghiệp dự kiến số chủng loại sản phẩm hiện tại và trong tương lai có thể đạt tới (đây là cơ sở để GS1 Việt Nam xác định mã số doanh nghiệp sẽ cấp cho doanh nghiệp), chủng loại sản phẩm ở đây được hiểu là các sản phẩm có trọng lượng, dung tích, bao gói khác nhau .
Nước uống đóng bình dung tích 500ml, 1l, 19l... được coi là chủng loại sản phẩm khác nhau). Doanh nghiệp có thể lựa chọn 3 mức: < 100 loại sản phẩm ; <1.000 loại sản phẩm hoặc <10.000 loại sản phẩm.
- Mục đăng ký loại mã:
Là mã Tổng cục Tổng cục đo lường chất lượng cấp cho doanh nghiệp để từ đó DN phân bổ cho các sản phẩm của mình.
+ Mã DN 8 chữ số: Khi đăng ký tổng chủng loại sản phẩm trên 1000 dưới 10.000 loại sản phẩm.
+ Mã DN 9 chữ số: Khi đăng ký tổng chủng loại sản phẩm trên 100 dưới 1000 loại sản phẩm.
+ Mã DN 10 chữ số: Khi đăng ký tổng chủng loại sản phẩm dưới 100 loại sản phẩm.
Dùng để phần định địa điểm công ty, chi nhánh, kho hàng.. của Doanh nghiệp. (Lưu ý: mã GLN không dùng để phân định cho sản phẩm).
Được sử dụng trên các sản phẩm có kích thước rất nhỏ. Mã này cấp riêng cho từng sản phẩm.
- Mục Đại diện Tổ chức/Doanh nghiệp:
+ Đại diện có thẩm quyền: Giám đốc, chủ cơ sở.
+ Người liên lạc: Cán bộ của Doanh nghiệp sẽ quản lý về mã số mã vạch của công ty sau này.
- Cột tên sản phẩm: ghi tên và nhãn hiệu sản phẩm.
- Cột Mã vật phẩm/ thùng và Mã GTIN : bỏ trống.
- Cột mô tả sản phẩm: ghi đặc điểm của sản phẩm như mầu sắc, mùi vị, loai bao gói (túi ni long, chai nhựa, hộp sắt, hộp giấy), đo lường (trọng lượng, dung tích). Lưu ý: Mỗi loại sản phẩm có đặc điểm khác nhau như dung tích, quy cách đóng gói, trọng lượng hoặc chủngloại sản phẩm... khác nhau thì kê thành từng dòng riêng. Nếu sản phẩm có đóng thùng chứa nhiều sản phẩm và gán mã vạch lên thì kê khai dưới sản phẩm chứa trong thùng.
TT | Tên sản phẩm | Mã vật phẩm | Mã GTIN | Mô tả sản phẩm |
1 | Rượu trắng | | | Đóng chai TT, nồng độ 29%V, 500 ml |
1.1 | Thùng đựng (nếu gán mã) | | | 24 chai/thùng |
2 | Rượu trắng | | | Đóng chai TT, 39%V, 750 ml |
2.1 | Thùng đựng | | | 24chai/thùng |
3 | Bánh quy có kem | | | Đóng gói nilon, 350g |
Mọi khó khăn trong quá trình kê khai. Quý khách liên hệ với Luật Trí Tâm để được hỗ trợ tư vấn: Tại sao cần đăng ký mã số mã vạch sản phẩm hàng hóa,...
Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN ĐẦU TƯ TRÍ TÂM
Địa chỉ: Số 65/54 Lê Quang Đạo, Phường Phú Đô, Quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội
Hotline: 0963 116 488
Email: luattritam1@gmail.com