Một khi hợp đồng đã được ký kết thì các bên đều mong muốn thực hiện hợp đồng. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện hợp đồng không phải lúc nào cũng thuận buồng xuôi gió. Ngoài việc hợp đồng không được đảm bảo thực hiện bởi ý chí của một trong các bên thì cũng có nhiều trường hợp, hợp đồng không được đảm bảo thực hiện, tuân thủ ngoài ý muốn của các bên tham gia hợp đồng. Hậu quả pháp lý phát sinh khi có sự kiện bất khả kháng xẩy ra thì bên bị ảnh hưởng sẽ được miễn trách nhiệm nếu nghĩa vụ không được thực hiện, không được thực hiện đầy đủ hoặc không được thực hiện đúng do sự kiện bất khả kháng gây ra và có thể được kéo dài thời hạn thực hiện hợp đồng hoặc chấm dứt việc thực hiện hợp đồng.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 302 Bộ luật Dân sự thì “trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thể thực hiện được nghĩa vụ dân sự do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 294 Luật thương mại thì bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng;
Như vậy giá trị pháp lý quan trọng nhất của việc
soạn thảo hợp đồng điều khoản bất khả kháng chính là ở chỗ sẽ giúp cho các bên hợp đồng lường trước được các trường hợp miễn trách nhiệm nếu mình có vi phạm từ nghĩa vụ hợp đồng. Theo quy định của pháp luật thì việc miễn trách nhiệm này được áp dụng nếu các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng. Vì thế, khi soạn thảo chủ thể cần tiên liệu và lường trước được các trường hợp bất khả kháng có thể nảy sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng và cần phải có thỏa thuận rõ ràng về các trường hợp bất khả kháng nếu không rất dễ bị bên vi phạm lợi dụng bất khả kháng để thoái thác trách nhiệm dẫn đến thiệt hại cho bên bị vi phạm.
Sự kiện bất khả kháng có thể là những hiện tượng do thiên nhiên gây ra (thiên tai) như lũ lụt, hỏa hoạn, bão, động đất, song thần,… Việc coi các hiện tượng thiên tai có thể là sự kiện bất khả kháng được áp dụng khá thống nhất trong pháp luật và thực tiễn của các nước trên thế giới. Sự kiện bất khả kháng cũng có thể là những hiện tượng xã hội như chiến tranh, bạo loạn, đảo chính, đình công, cấm vận, thay đổi chính sách của chính phủ,… Ngoài ra, trong thực tiễn, nhiều trường hợp, các bên trong quan hệ hợp đồng còn đưa những sự kiện xẩy ra do chính bản thân mình là sự kiện bất khả kháng như: thiếu nguyên liệu, mất điện, lỗi mạng vi tính, bên cung cấp chậm trễ giao hàng,… là sự kiện bất khả kháng để hưởng chế độ miễn trách nhiệm. Về mặt lý luận thì các sự kiện này đương nhiên không được coi là sự kiện bất khả kháng nếu các bên không thỏa thuận. Như vậy về nguyên tắc chung, sự kiện bất khả kháng có đặc điểm:
Trong thực tiễn soạn thảo hợp đồng, có 03 phương pháp xây dựng điều khoản bất khả kháng
- Phương pháp trừu tượng hóa: Theo phương pháp này, các bên sẽ đưa ra một định nghĩa khái quát về sự kiện bất khả kháng.Trong một hợp đồng có điều khoản về bất khả kháng như: “ Một bên không thể thực hiện được nghĩa vụ trong hợp đồng này do sự kiện bất khả khánglà sự kiện xảy ra sau thời điểm ký kết hợp đồng này, mà các bên không có khả năng dự đoán, kiểm soát và ngăn chặn, sẽ được miến trách nhiệm do không thực hiện nghĩa vụ..”
- Phương tiện liệt kê: Theo phương pháp này, các bên sẽ liệt kê trong điều khoản bất khả kháng một loạt các sự kiện cho phép bên bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng sẽ được miễn trách nhiệm hoặc kéo dài thời gian thực hiện hợp đồng.
- Phương pháp tổng hợp: Đây là phương pháp kết hợp cả hai phương pháp trên, phương pháp này phần nào khắc phục được nhược điểm của hai phương pháp trên và được sử dụng rộng rãi trong hợp đồng.
Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN ĐẦU TƯ TRÍ TÂM
Địa chỉ: Số 65/54 Lê Quang Đạo, Phường Phú Đô, Quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội
Hotline: 0963 116 488
Email: luattritam1@gmail.com