• dichvuluat

Điều khoản giải quyết tranh chấp trong nội dung của hợp đồng

Điều khoản giải quyết tranh chấp là một điều khoản mà các bên thường ít để ý khi soạn thảo hợp đồng. Khi soạn thảo các bên hợp đồng thường chú trọng và dành rất nhiều thời gian cho các điều khoản như đối tượng, giá cả, thời hạn giao hàng, thời hạn thanh toán, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên v.v… Điều khoản giải quyết tranh chấp thường được xem xét cuối cùng, luôn bị các bên tham gia hợp đồng coi nhẹ, không để ý hoặc nếu có thì chỉ xem xét qua loa vì tại thời điểm ký kết hợp đồng, các bên thường không mong muốn, dự liệu hay không nghĩ đến tranh chấp sẽ phát sinh cũng như cách thức giải quyết tranh chấp, bên bị vi phạm sẽ “tiền mất, tật mang” bởi không biết phải đi kiện ở đâu hoặc có đi kiện thì sẽ bị trả lại đơn kiện do không đủ điều kiện thụ lý.
Giải quyết tranh chấp hợp đồng
Việc giải quyết tranh chấp có thể bằng con đường tài phán (Tòa án, Trọng tài) hoặc phi tài (thương lượng, hòa giải). Với con đường tài phán pháp luật luôn tôn trọng và khuyến khích các bên thương lượng, hòa giải khi nảy sinh tranh chấp. Tuy nhiên, trên thực tiễn rất hiếm trường hợp các bên có  thể thương lượng hoặc hòa giải với nhau khi đã nảy sinh tranh chấp. Do đó, thường một trong các bên lại đem tranh chấp của mình ra cơ quan tài phán hoặc trọng tài hoặc Tòa án để giải quyết. Việc lựa  chọn cơ quan tài phán nào có thẩm quyền giải quyết để đưa vào trong hợp đồng cần phải dựa trên sự cân, đo, đong, đếm những thuận lợi và khó khăn mà khách hàng mình gặp phải. Thông thường đối với hợp đồng ngoại thương thì các bên thường lựa chọn trọng tài thương mại để giải quyết. Đối với những hợp đồng nội thì các bên có thể lựa chọn trọng tài hoặc tòa án để giải quyết.
So với các điều khoản khác trong hợp đồng, điều khoản này thường ít được chú ý đến nên nhiều khi những thỏa thuận của các bên về giải quyết tranh chấp là không có giá trị pháp lý. Để khắc phục hạn chế này, khi soạn thảo hợp đồng, chủ thể cần lưu ý những điều sau.
Tư vấn giải quyết
Quan hệ hợp đồng gắn  kết các bên bởi lợi ích, vì vậy cũng dễ phát sinh tranh chấp khi có  xung đột về lợi ích. Sự sung đột này thường xuất hiện do có hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các cam kết trong hợp đồng. Khi có tranh chấp các bên thường tìm đến các phương thức giải quyết tranh chấp khác nhau để giải tỏa xung đột, bất đồng, mâu thuẫn, tạo lập lại sự cân bằng về  lợi ích mà các bên có thể chấp nhận được, trong đó sự tham gia của các luật sư có vai trò đáng kể.
Các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng
Có nhiều phương thức khác nhau để giải quyết tranh chấp. Thực tiễn ghi nhận bốn phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng phổ biến sau:
- Thương lượng;
- Hòa giải;
- Trọng tài;
- Tòa án.
Các phương thức giải quyết tranh chấp này được thừa nhận rộng rãi trên thế giới, trong đó giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bằng con đường trọng tài là hình thức phổ biến và được ưa  chuộng nhất. Việc lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp nào chủ yếu phụ thuộc vào sự định đoạn của các bên, có trường hợp các bên bị ràng buộc bởi thỏa thuận trong hợp đồng (ví dụ: thỏa thuận chọn trọng tài) hoặc có trong trường hợp do bên bị vi phạm tự lựa chọn phương thức phù hợp nhất. Mỗi phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng đều có những ưu, nhược điểm riêng. 
Thương lượng
“Thương lượng là việc bàn bạc nhằm đi đến thỏa thuận giải quyết một vấn đề nào đó giữa hai bên”. Thương lượng là hình thức giải quyết tranh chấp  không chính thức, không có sự can thiệp của bất kỳ cơ quan chức năng Nhà nước hay bên thứ ba nào. Thương lượng thể hiện quyền tự do thỏa thuận và tự do định đoạn của các bên.  Hầu hết các tranh chấp hợp đồng tranh chấp đều được các bên tự giải quyết  bằng con đường thương lượng.
Hòa giải
Có hai hình thức hòa giải được đề cập trong khoa học pháp lý đó là hòa giải ngoài tố tụng và hòa giải trong tố tụng. Hòa giải ngoài tố tụng là hình thức hòa giải được các bên tiến hành trước khi đưa vụ tranh chấp ra cơ quan tài phán. Hòa giải trong tố tụng là việc hòa giải được tiến hành tại cơ quan tòa án hoặc cơ quan trọng tài sau khi cơ quan này thụ lý đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp của các bên
Trọng tài
Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp theo đó các bên tự nguyện lựa chọn một bên thứ ba trung lập, khách quan là trọng tài viên hoặc Hội đồng trọng tài đứng ra giải quyết tranh chấp, bất đồng phát sinh.
Tòa án
Khác với trọng tài, quyền lực của trọng tài được tạo bởi các bên tranh chấp còn quyền lực của tòa án là quyền lực Nhà nước. Tòa án là hình thức tài phán đại diện cho quyền lực tư pháp của Nhà nước, có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp.


Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN ĐẦU TƯ TRÍ TÂM

Địa chỉ: Số 65/54 Lê Quang Đạo, Phường Phú Đô, Quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội
Hotline: 0963 116 488 
Email: luattritam1@gmail.com

      

Gửi liên hệ cho chúng tôi