• dichvuluat

Điều kiện để hợp đồng có hiệu lực và các trường hợp vô hiệu của hợp đồng

Trong mọi giao dịch để an toàn cần soạn thảo hợp đồng và ký kết giữa hai bên. Tuy nhiên, để hợp đồng có hiệu lực thì cần có những điều kiện và điều khoản nhất định. Điều kiện để hợp đồng có hiệu và vô hiệu lực được pháp luật quy định như sau:
1.Điều kiện để hợp đồng có hiệu lực:
Trong quá trình xây dựng và ký kết hợp đồng, người soạn thảo cần lưu ý đến điều  kiện của hợp đồng có hiệu lực và các trường hợp vô hiệu của hợp đồng nhằm tránh các trường hợp đáng tiếc xảy ra trong quá trình hai bên thực hiện hợp đồng
Điều 388 Bộ luật dân sự  quy định:Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Điều kiện hiệu lực và vô hiệu lực trong hợp đồng
Như vậy hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận, thống nhất ý chí của các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự
Hợp đồng chỉ có hiệu lực khi đáp ứng đủ 4 điều kiện:
Thứ nhất, các chủ thể ký kết hợp đồng phải hợp pháp. Thông thường các bên giao kết phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
Thứ hai, các chủ thể ký kết hợp đồng phải hoàn toàn tự nguyện tức là xuất phát từ ý chí thực, từ sự tự do ý chí của các bên trong các thỏa thuận hợp đồng đó.
Thứ ba, nội dung của hợp đồng không trái pháp luật và đạo đức xã hội. Đối tượng của hợp đồng không thuộc hàng hóa cấm giao dịch, công việc cấm thực hiện. Bên cạnh đó, nội dung của hợp đồng cần phải cụ thể, bởi vì việc xác lập nghĩa vụ trong hợp đồng phải cụ thể và có tính khả thi. Những nghĩa vụ trong hợp đồng mà không thể thực hiện được thì hợp đồng cũng không được coi là có hiệu lực pháp lý làm phát sinh quyền và nghĩa vụ.
Thứ tư, thủ tục và hình thức của hợp đồng phải tuân theo những thể thức nhất định phù hợp với những quy định của pháp luật đối với từng loại hợp đồng.
Hợp đồng không đáp ứng được một trong các  điều kiện trên sẽ dẫn đến vô hiệu.
2. Trường hợp vô hiệu của hợp đồng:
Bên cạnh việc xác định điều kiện để hợp đồng có hiệu lực,  Chủ thể cần  xem xét đến các trường hợp vô hiệu khác của hợp đồng, cụ thể:
- Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo (Điều 129 – Bộ Luật dân sự);
- Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự,  người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện (Điều 130 – Bộ Luật dân sự);
- Giao dịch dân sự do bị nhầm lẫn (Điều 131 – Bộ Luật dân sự);
- Giao dịch dân sự  vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa (Điều 132 – Bộ Luật dân sự);
- Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không  nhận  thức và làm chủ được hành vi của mình (Điều 133 – Bộ Luật dân sự);
3.  Hậu quả của Hợp đồng vô hiệu
Khi hợp đồng vô hiệu sẽ dẫn đến  hiệu quả sau:
Hợp đồng có thể bị vô hiệu từng phần hoặc toàn phần. Theo điều 137 Bộ luật dân sự năm 2005 thì hợp đồng dân sự vô hiệu sẽ phát sinh những hậu quả pháp lý sau:
Hợp đồng  vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các bên kể từ thời điểm xác lập.  
Khi hợp đồng vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.


Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN ĐẦU TƯ TRÍ TÂM

Địa chỉ: Số 65/54 Lê Quang Đạo, Phường Phú Đô, Quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội
Hotline: 0963 116 488 
Email: luattritam1@gmail.com

      

Gửi liên hệ cho chúng tôi