Nuôi con nuôi là một thủ tục không mới tuy nhiên trong quá trình thực hiện có khá nhiều vướng mắc đặc biệt là thủ tục nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài. Nhằm hỗ trợ Khách hàng tốt nhất trong việc thực hiện thủ tục nhận nuôi con nuôi, Trí Tâm cho rằng, đây không chỉ là một hoạt động trong lĩnh vực hành nghề của chúng tôi mà còn là sự trợ giúp mang tính chất cộng đồng, đầy tính nhân văn
- Điều kiện nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài:
Người nước ngoài xin nhận trẻ em Việt Nam hoặc nhận trẻ em nước ngoài thường trú tại Việt Nam làm con nuôi phải tuân theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình Việt nam và quy định trong pháp luật của nước mà người đó là công dân về điều kiện nhận nuôi con nuôi.
Việc công dân Việt Nam nhận trẻ em là người nước ngoài làm con nuôi đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì được công nhận tại Việt Nam. Nghiêm cấm lợi dụng việc nuôi con nuôi để bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục, mua bán trẻ em hoặc vì mục đích trục lợi khác.
Trong trường hợp việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài được thực hiện tại Việt Nam thì quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi, việc chấm dứt nuôi con nuôi được xác định theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình.
Trong trường hợp việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được thực hiện tại nước ngoài thì quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi, việc chấm dứt nuôi con nuôi được xác định theo pháp luật của nước nơi thường trú của con nuôi.
Thủ tục đăng ký nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài:
- Trường hợp trẻ được xin làm con nuôi (không đích danh)
Bước 1:
+ Người xin nhận con nuôi nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi, Bộ Tư pháp. Cục Con nuôi tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra và thẩm định điều kiện của người xin nhận con nuôi;
+ Cục Con nuôi gửi công văn cho Sở Tư pháp để đề nghị cơ sở nuôi dưỡng giới thiệu trẻ em;
+ Sở Tư pháp gửi công văn đề nghị cơ sở nuôi dưỡng xác định trẻ em thuộc danh sách đã báo cáo về Cục để giới thiệu;
+ Cơ sở nuôi dưỡng xác định trẻ em có đủ điều kiện và gửi công văn báo cáo kết quả giới thiệu cho Sở tư pháp;
+ Sở Tư pháp kiểm tra và gửi công văn báo cáo kết quả về Cục Con nuôi;
+ Cục Con nuôi thông báo cho người xin nhận con nuôi về trẻ em được giới thiệu (thông qua Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam); người xin nhận con nuôi trả lời Cục Con nuôi về việc có đồng ý nhận trẻ em được giới thiệu hay không;
Bước 2:
+ Cục Con nuôi gửi Công văn đề nghị Sở Tư pháp hướng dẫn cơ sở nuôi dưỡng lập hồ sơ trẻ em (nếu người xin nhận con nuôi có văn bản trả lời đồng ý);
+ Cơ sở nuôi dưỡng lập 04 bộ hồ sơ của trẻ em và gửi về Sở Tư pháp;
+ Sở Tư pháp kiểm tra hồ sơ, thẩm tra tính hợp pháp của hồ sơ. Nếu thấy cần thiết thì đề nghị cơ quan công an địa phương xác minh để đảm bảo trẻ em có nguồn gốc rõ ràng. Sở Tư pháp có công văn gửi cho Cục Con nuôi kèm theo 01 bộ hồ sơ của trẻ em;
Bước 3:
+ Cục Con nuôi thẩm tra hồ sơ của trẻ em, cho ý kiến để Sở Tư pháp trình UBND tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương ra quyết định về việc cho nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi;
+ Sở Tư pháp thông báo cho người xin nhận con nuôi đến Việt Nam hoàn tất thủ tục;
+ Sở Tư pháp trình UBND tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương ra quyết định về việc cho nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi;
+ Người xin nhận con nuôi nhận Quyết định tại Lễ giao nhận con nuôi tại trụ sở của Sở Tư pháp.
- Trường hợp trẻ được trẻ được xin làm con nuôi (đích danh)
+ Thực hiện từ bước 2 đến bước 3;
+ Hồ sơ của người xin nhận con nuôi: Nộp trực tiếp tại Cục Con nuôi, Bộ Tư pháp và do Cục Con nuôi, Bộ Tư pháp hướng dẫn cụ thể.
+ Hồ sơ của trẻ em được nhận làm con nuôi: Nộp trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa - Sở Tư pháp.
- Thành phần, số lượng hồ sơ: Thành phần hồ sơ đối với trẻ em được nhận làm con nuôi người nước ngoài bao gồm:
+ Đơn xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi
+ Giấy khai sinh của trẻ em (Bản sao có chứng thực)
+ Giấy đồng ý cho trẻ em làm con nuôi có chữ ký của những người có thẩm quyền sau: Người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng; Cha, mẹ trẻ (nếu cha mẹ trẻ còn sống) hoặc Người giám hộ (nếu cha mẹ trẻ đã chết) đối với trẻ đang sống tại gia đình; Trẻ em từ đủ 09 tuổi trở lên;
+ Giấy xác nhận của tổ chức y tế từ cấp huyện trở lên, xác nhận về tình trạng sức khoẻ của trẻ em;
+ Hai (02) ảnh mầu của trẻ em, chụp toàn thân cỡ 10 x15 cm hoặc 9x 12cm. Ngoài các giấy tờ qui định trên , tuỳ từng trường hợp hồ sơ của trẻ được cho làm con nuôi còn phải có các giấy tờ tương ứng sau: Đối với trẻ em đang sống tại cơ sở nuôi dưỡng được thành lập hợp pháp, ngoài các giấy tờ nêu trên, hồ sơ của trẻ em được cho làm con nuôi còn phải có: Quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tiếp nhận trẻ em vào cơ sở nuôi dưỡng;
Biên bản bàn giao trẻ em vào cơ sở nuôi dưỡng và giấy tờ tương ứng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Đối với trẻ em bị bỏ rơi: phải có Bản tường trình sự việc của người phát hiện trẻ em bị bỏ rơi; Biên bản về việc trẻ em bị bỏ rơi (có xác nhận của cơ quan công an hoặc chính quyền địa phương); giấy tờ chứng minh đã thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng (từ cấp tỉnh trở lên) về việc trẻ em bị bỏ rơi sau 30 ngày mà không có thân nhân đến nhận;
+ Đối với trẻ em mồ côi, phải có bản sao có công chứng hoặc chứng thực giấy chứng tử của cha, mẹ đẻ của trẻ em đó;
+ Đối với trẻ em có cha, mẹ còn sống thì phải có giấy tự nguyện đồng ý của cha mẹ cho con làm con nuôi;
+ Đối với trẻ em có cha. mẹ là người mất năng lực hành vi dân sự, phải có bản sao được công chứng quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án tuyên bố cha, mẹ đẻ của trẻ em đó mất năng lực hành vi dân sự;
+ Đối với trẻ em đang sống tại gia đình, ngoài các giấy tờ quy định nêu trên, còn phải có bản sao được chứng thực sổ hộ khẩu hoặc giấy đăng ký tạm trú có thời hạn của cha, mẹ đẻ hoặc người giám hộ đang nuôi dưỡng trẻ em;
+ Đối với trẻ em khuyết tật, tàn tật, nạn nhân của chất độc hóa học, nhiễm HIV/AIDS, mắc bệnh hiểm nghèo khác thì phải có giấy xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định của Bộ Y tế và các quy định pháp luật khác có liên quan; đối với trẻ em mất năng lực hành vi dân sự thì phải có bản sao được chứng thực quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án tuyên bố trẻ em đó mất năng lực hành vi dân sự.
- Số lượng hồ sơ: 04 bộ
- Thời hạn giải quyết:
+ Trường hợp xin đích danh: 120 ngày kể từ ngày cục con nuôi nhận đủ hồ sơ hợp lệ của người xin nhận nuôi con;
+ Trường hợp xin không đích danh: 190 ngày, kể từ ngày Sở tư pháp nhận được công văn đề nghị giới thiệu trẻ của cục con nuôi. (Thời hạn trên chưa tính thời gian đề nghị công an xác minh trong trường hợp cần thiết và thời hạn xin gia hạn có mặt tại Việt Nam của người xin nhận nuôi con nuôi).
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
+ Tổ chức (đối với trẻ được nuôi dưỡng tại cơ sở nuôi dưỡng);
+ Cá nhân (đối với trẻ đang được nuôi dưỡng tại gia đình)
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Uỷ ban nhân dân tỉnh.
+ Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Tư pháp
+ Cơ quan phối hợp (nếu có): Sở Lao động Thương binh và Xã Hội, Công an tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh.
- Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định cho nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi
Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN ĐẦU TƯ TRÍ TÂM
Địa chỉ: Số 65/54 Lê Quang Đạo, Phường Phú Đô, Quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội
Hotline: 0963 116 488
Email: luattritam1@gmail.com