• dichvuluat

Thủ tục sáp nhập doanh nghiệp

Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014 thì sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số công ty (gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ, và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời cũng chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập. Điều này sẽ đồng nghĩa với việc công ty bị sát nhập sẽ chấm dứt hoạt động kể từ thời điểm hoàn thành việc sáp nhập, bởi bản chất của việc sát nhập doanh nghiệp đó là việc chuyển tài sản, quyền và nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp từ công ty bị sát nhập sang công ty sát nhập.

Điều kiện thực hiện thủ tục sáp nhập doanh nghiệp là gì?


Theo quy định của luật cũ là Luật doanh nghiệp 2005 thì các công ty cùng loại mới được tiến hành sáp nhập doanh nghiệp, cho đến khi Luật doanh nghiệp 2014 ra đời mới bãi bỏ hạn chế nêu trên và cho phép các công ty khác loại vẫn có thể thực hiện thủ tục sáp nhập doanh nghiệp. Tuy không còn hạn chế các công ty cùng loại mới có thể tiến hành thủ tục sáp nhật doanh nghiệp như luật cũ, nhưng tại Khoản 3 Điều 195 Luật doanh nghiệp 2014 cũng ghi nhận rất chi tiết về các điều kiện khi thực hiện thủ tục sáp nhập doanh nghiệp như sau:

“Trường hợp sáp nhập mà theo đó công ty nhận sáp nhập có thị phần từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại diện hợp pháp của công ty thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành sáp nhập”

Đồng thời cấm các trường hợp sáp nhập các công ty mà theo đó công ty nhận sáp nhập có thị phần trên 50% trên thị trường có liên quan, trừ các trường hợp có thể được xem xét miễn trừ được quy định tại Điều 19 của Luật cạnh tranh 2004, ví dụ như việc tiến hành sáp nhập doanh nghiệp nhằm mục đích giải quyết vướng mắc cho một hoặc nhiều công ty đang trong nguy cơ bị giải thể hoặc lâm vào tình trạng phá sản; mục đích mở rộng xuất khẩu hoặc góp phần phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ”

Tuy nhiên, đây cũng chỉ là các trường hợp có thể được xem xét miễn trừ mà không phải chắc chắn thuộc trường hợp được miễn trừ nên khi thực hiện thủ tục sáp nhập doanh nghiệp đối với các trường hợp nêu trên doanh nghiệp cũng nên lưu ý trước khi tiến hành.

Thủ tục sáp nhập doanh nghiệp


Thủ tục thực hiện sáp nhập doanh nghiệp như thế  nào?


Tại khoản 2, Điều 195 của Luật doanh nghiệp 2014 đã ghi nhận chi tiết về thủ tục sáp nhập doanh nghiệp được quy định như sau:

- Các công ty liên quan chuẩn bị hợp đồng sáp nhập, trong đó Hợp đồng sáp nhập phải có các nội dung chủ yếu sau:

+ Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty nhận sáp nhập; tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị sáp nhập;

+ Thủ tục và điều kiện sáp nhập;

+ Phương án sử dụng lao động;

+ Cách thức, thủ tục, thời hạn và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị sáp nhập thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty nhận sáp nhập;

+ Thời hạn thực hiện sáp nhập;

- Dự thảo Điều lệ công ty nhận sáp nhập;

Sau đó, các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các công ty liên quan thông qua hợp đồng sáp nhập, Điều lệ công ty nhận sáp nhập và tiến hành đăng ký doanh nghiệp công ty nhận sáp nhập theo quy định của Luật doanh nghiệp 2015. Hợp đồng sáp nhập phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua;

Sau khi đăng ký doanh nghiệp, công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại; công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị sáp nhập.

Hồ sơ, trình tự đăng ký doanh nghiệp của công ty nhận sáp nhập ra sao?


Theo quy định tại Khoản 4 Điều 195 Luật doanh nghiệp 2014 thì công ty nhận sáp nhập cần thực hiện thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp tại cơ quan đăng ký kinh doanh nơi công ty nhận sáp nhập có trụ sở chính và phải kèm theo bản sao các giấy tờ sau:

a) Hợp đồng sáp nhập;


b) Nghị quyết và biên bản họp thông qua hợp đồng sáp nhập của các công ty nhận sáp nhập;


c) Nghị quyết và biên bản họp thông qua hợp đồng sáp nhập của các công ty bị sáp nhập, trừ trường hợp công ty nhận sáp nhập là thành viên, cổ đông sở hữu trên 65% vốn điều lệ hoặc cổ phần có quyền biểu quyết của công ty bị sáp nhập.

Ngoài ra, doanh nghiệp bị sáp nhập có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trước khi sáp nhập doanh nghiệp. Nếu chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì doanh nghiệp nhận sáp nhập có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.

Sau khi nhận đủ hồ sơ thì cơ quan đăng ký kinh doanh tiến hành cập nhật tình trạng pháp lý của công ty bị sáp nhập trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và thực hiện thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho công ty nhận sáp nhập.

Trên đây là tư vấn của Trí Tâm về thủ tục sáp nhập doanh nghiệp cung cấp cho quý khách hàng tham khảo và lựa chọn phương án tối ưu để giải quyết các vướng mắc về thủ tục pháp lý liên quan.


Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN ĐẦU TƯ TRÍ TÂM

Địa chỉ: Số 65/54 Lê Quang Đạo, Phường Phú Đô, Quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội
Hotline: 0963 116 488 
Email: luattritam1@gmail.com

      

Gửi liên hệ cho chúng tôi