• dichvuluat

Trước khi thành lập công ty cần lưu ý những gì?

Nhiều nhà đầu tư trước khi quyết định thành lập công ty hầu như đều gặp vướng mắc ở các bước làm thủ tục cũng như chưa nắm rõ hết các quy định của pháp luật đối với doanh nghiệp. Luật Trí Tâm lưu ý các nhà đầu tư trước khi thành lập công ty:
1.Kiểm tra tên doanh nghiệp đã tồn tại hay chưa?
Tên doanh nghiệp không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với doanh nghiệp khác đã đăng ký trên cùng địa bản tỉnh, thành phố (đáp ứng các điều kiện theo quy định điều 31, 32, 33, 34 Luật doanh nghiệp).
2. Trụ sở doanh nghiệp
Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc, giao dịch của doanh nghiệp; phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, tên phố (ngõ phố) hoặc tên xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
3. Chọn ngành nghề định kinh doanh.
Tuỳ từng lĩnh vực hoạt động mà doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện trước khi đăng ký và/hoặc sau khi đăng ký kinh doanh, ví dụ như: kinh doanh ngành nghề yêu cầu vốn pháp định thì doanh nghiệp phải chứng minh số vốn pháp định trước khi đăng ký kinh doanh...
Trước khi thành lập công ty cần lưu ý những gì?
4.Mô hình Doanh nghiệp cần lựa chọn
- Công ty  TNHH 1 thành viên được thành lập bởi chủ sở hữu là một cá nhân hoặc một tổ chức
- Công ty TNHH 2 thành viên trở lên được thành lập bởi tối thiểu là 2 thành viên và tối đa là 50 thành viên.
- Công ty cổ phần được thành lập bởi tối thiểu 3 cổ đông sáng lập.
- Doanh nghiệp tư nhận được thành lập bởi một cá nhân
- Công ty hợp danh được thành lập bởi ít nhất là 2 thành viên hợp danh (có thể có thành viên góp vốn).
5. Các cá nhân, tổ chức không được thành lập công ty
Tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật doanh nghiệp, trừ trường hợp sau:
- Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
- Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;
- Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam;
- Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
- Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự;
- Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Toà án cấm hành nghề kinh doanh;
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản.
Tổ chức, cá nhân sau đây không được mua cổ phần của công ty cổ phần, góp vốn vào Công ty TNHH, công ty hợp danh theo quy định của thành lập doanh nghiệp:
- Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
- Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
6. Vốn điều lệ cần thiết là bao nhiêu ? Thời gian góp vốn như thế nào? 
- Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty.
- Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp
-  Luật không quy định mức vốn điều lệ cho từng loại hình công ty, tuy nhiên các doanh nghiệp cần lưu ý một số quy định sau đây, để tìm hiểu về thời hạn góp vốn của các cổ đông/thành viên và quy định về tăng, giảm vốn điều lệ cho mỗi loại hình công ty.
 Vốn điều lệ  là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp vốn và được ghi vào Điều lệ công ty.
 Vốn pháp định  là mức vốn tối thiểu phải có để thành lập công ty do pháp luật quy định đối với từng ngành, nghề.
Doanh nghiệp được tự đưa ra mức vốn điều lệ. Tuy nhiên, không nên đưa ra mức thực tế không có thật vì sẽ gây khó khăn cho việc thực hiện sổ sách kế toán, các khoản hạch toán, lãi vay…Nếu bị phát hiện doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trước Pháp Luật.
 1/ Theo  Nghị định 102/2010/NĐ-CP, Công ty TNHH thời hạn thành viên  hoàn thành nghĩa vụ góp đủ vốn điều lệ  trong giấy ĐKKD là  36 tháng  kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.Trong thời hạn đó, TV góp vốn không đủ, có thể  giảm  vốn điều lệ, hoặc nếu đã góp đủ và muốn góp thêm, doanh nghiệp có thể đăng ký tăng vốn điều lệ. Đối với:
 2. Điều 76 Luật Doanh Nghiệp 2005 Công ty TNHH 1 thành viên không được thành lập doanh nghiệp giảm vốn điều lệ, được tăng vốn điều lệ bằng việc chủ sở hữu công ty đầu tư thêm hoặc huy động thêm vốn góp của người khác. Trường hợp huy động thêm vốn của người khác, công ty phải chuyển đổi thành Cty TNHH 2 TV trở lên trong 15 ngày, kể từ ngày thành viên mới cam kết góp vốn vào công ty.
3. Điều 60 Luật Doanh Nghiệp 2005 quy định, Công ty TNHH 2 thành viên được tăng/giảm vốn điều lệ bằng cách tăng/hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên theo tỷ lệ vốn góp của họ; tiếp nhận/ mua lại phần vốn góp; tăng/giảm vốn điều lệ tương ứng với giá trị tài sản tăng/giảm của Cty.
 4. Theo  Luật Doanh Nghiệp 2005  vốn điều lệ của công ty cổ phần do các cổ đông sáng lập tự thỏa thuận và ghi vào điều lệ của công ty.  Nhưng các cổ đông sáng lập có thể mua hoặc không mua hết vốn điều lệ  và  chỉ cần góp 20% cổ phần phổ thông của mình tại thời điểm,  80% còn lại là cổ phần chào bán (phát hành) sẽ được dùng để huy động vốn thời hạn 03 năm. Đây là đặc trưng của công ty Cổ Phần trước giờ mà người ta còn hay gọi là công ty mở.
Còn theo   Nghị định 102/2010/NĐ-CP  quy định các cổ đông phải  góp đủ  theo vốn điều lệ đã đăng ký trong  vòng 90 ngày , kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Số cổ phần được quyền phát hành  bao gồm số cổ phần đã đăng ký mua  tại thời điểm đăng ký kinh doanh và  số cổ phần sẽ phát hành thêm trong thời hạn 03 năm , kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và được ghi tại Điều lệ công ty.
Tham khảo Thủ tục thành lập công ty cổ phần tại đây
 3/ Công ty Hợp danh và Doanh nghiệp tư nhân Được tăng/giảm vốn điều lệ
Thời hạn góp vốn, tăng/giảm vốn điều lệ của các loại hình công ty cũng có nhiều điểm phức tạp và chưa thống nhất, không thể đưa ra tất cả trường hợp và giải thích các thuật ngữ tại đây. Vì thế nếu bạn chọn loại hình công ty Cổ Phần hay TNHH, hãy liên hệ với chúng tôi, chúng tôi sẽ tư vấn cặn kẽ về vấn đề này và giúp doanh nghiệp chọn được con đường tốt nhất.
 


Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN ĐẦU TƯ TRÍ TÂM

Địa chỉ: Số 65/54 Lê Quang Đạo, Phường Phú Đô, Quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội
Hotline: 0963 116 488 
Email: luattritam1@gmail.com

      

Gửi liên hệ cho chúng tôi